Thursday, December 24, 2015

Merry Christmas & Happy New Year 2016


Giáng sinh và Năm Mới 2016.

Xin chúc anh chị em cùng con cháu

Bà con gần xa, Bạn hiền xưa nay

Sum họp vui vầy cùng gia đình

Tràn đầy tình thương ấm áp

Vui vẻ hoà hợp hạnh phúc

Nguyên năm mới sẽ được

Vạn sự như ý nguyện

Triệu điều thành công,

Sự nghiệp thăng tiến

Tiền tài thu vô tỉ tỉ

Phúc lộc thọ mãi vững bền.

Thân Mến

Hoàng Mỹ Phương

23 Dec 2015

 

Saturday, December 19, 2015

Học Đàn Bài Lòng Mẹ


Học Đàn Bài Lòng Mẹ

Khi gặp cô bạn MỹHạnh cảm mến người đồng sở thích “đã già mà còn ham học đàn tranh”, khi nào rảnh cô tới nhà chỉ cho vài ngón đàn rồi tự tập.  Nhờ cô bạn truyền nhiệt tình mà mình mày mò tập đàn rồi cũng siêng học.  lúc đầu suy nghĩ bắt chước tập đàn vài bài cho thật nhuyễn, mà mới 2 bài là nhận ra càng tập càng thấy khó.   MỹHạnh đề nghị tập bài Lòng Mẹ vì ai cũng biết bản nhạc này, chính mình cũng thuộc lời nhạc cho nên tập vài ngày thì thuộc nốt.  Nhưng luyến láy nhấn rung nhanh chậm cho đúng nhịp và hoà âm cho bản nhạc trở nên đặc biệt là một chuyện khó rất khó. Như vậy là cũng có chút tiến bộ học Long Hổ Hội xong qua Lòng Mẹ.  Ngày xưa đi học có cô giáo dạy anh văn là cô Huệ, cô cũng dạy đàn piano có lần cô nói khi cô còn nhỏ cô bắt đầu học piano thì 1 bản nhạc phải đàn 4 tháng.  Một bản nhạc mà tập hằng ngày tới 4 tháng thì tưởng tượng là ngán tới mức nào nếu không có lòng yêu thích mà cha mẹ bắt học thì sẽ trở thành cực hình khổ nhọc cho em bé 5 tuổi.  Khi mình thực tập đàn thì nghiệm ra có lẽ cô nói đúng, muốn cho một bản nhạc học thật thuộc và nhuần nhuyễn các kỹ thuật hoà âm thì phải khổ công luyện mỗi ngày bản nhạc đó trong vài tháng.  Muốn sáng tạo trong hoà âm thì cũng học bản nhạc mà thuộc lòng và hiểu tới thấm vào tim rồi tự hoà âm theo mình rung cảm thì mới đàn được bản nhạc có hồn riêng.  Tìm trong youtube có mấy người đàn bài Lòng Mẹ bằng đàn tranh hay quá.  Học bắt chước theo người khác là một chuyện mà tự mình học rồi làm mới bản nhạc thì chắc mình học cũng lâu lắm mới được.  Nhưng học cái gì đó mới như tập đàn cho dù vụng về, học cái gì vui cũng là phương cách thể dục của người cao niên.

Hoàng MyPhương

December 19, 2015

Học Đàn Tranh


Long Hổ Hội

Từ khi còn nhỏ nghe tiếng đàn tranh réo rắc là tôi mê.  Muốn học đàn vài bài cổ nhạc và nhạc dân ca.  Có cây đàn mua từ lâu bây giờ mới đem ra tập.  Tập học nhập môn có một bài Long Hổ Hội, học cả tháng mà tập rồi quên.  Tập hôm trước đánh hơi suôn sẽ thì hôm sau sẽ bị vấp váp, nhất là chú ý mấy ngón tay và đàn sao cho đúng nhịp....mà cứ trật hoài.  Nếu đổ thừa càng già tay chân càng lóng cóng khó tập cũng không đúng, mà sao chú ý đàn đúng nguyên bài thì đàn xong mới nhận ra mình đánh có một ngón hầu như từ đầu tới cuối. Tập ngón này thì quên ngón kia, tập hai ngón thì nhận ra đàn trật nhịp.  Chưa kể còn rung nốt mi la, khi chú ý tay phải thì tay trái rung không đúng nốt, đánh nốt la mà rung nhầm nốt đô... thật buồn cười và tiếng đàn tranh phải réo rắc thì tiếng đàn của mình nghe rẹt rẹt rè rè.  Mà bây giờ trí nhớ phải đổi là trí quên,  hay quên thì mình càng tập để qua việc học hỏi mà rèn luyện trí quên thành trí nhớ, chuyện này e cũng khó luyện đây.   Bài tập đàn cũng như tập thể dục ngón tay và sức tập trung của mình.  Người bạn MH tình nguyện tới dạy khi thuận tiện, nghe cô đàn réo rắc và cô rất kiên nhẫn cho mình đàn theo mà sao mấy tháng qua tập hoài không xong.  Thật là vô duyên quá.  Phen này nhất định sáng trưa chiều tối lo tập luyện cho khỏi phụ lòng người bạn quý.

HMP

Nov 2015

Wednesday, September 23, 2015

Hương Vị Xưa


Hương Vị Xưa

Muốn có thức ăn mà ăn cho no bụng lúc đói thì phải qua một công đoạn dài chuẩn bị vật liệu và chế biến.  Chưa kể công phải đi làm cho có tiền mà lấy tiền đó ra supermaket mua sắm rồi mới có đủ vật liệu mà nấu.  Tâm người nấu phải là tâm từ, thích nấu , thích nghiên cứu nấu sao cho ngon mà phải bổ dưỡng tinh khiết và khi bày ra bàn người ăn phải có tâm biết thưởng thức thì mới ngon.  Cũng  khó lắm mới có đượcphút giây mà người nấu và người ăn cùng hài hoà vui vẻ.  Được hạnh phúc như thế thì thực phẩm khi ăn vào trở thảnh sinh lực nuôi dưỡng tạo năng lượng tối đa cho cơ thể.  Thói quen ăn uống và quan niệm ngon dở cũng tuỳ hoàn cảnh sống, phong cách thái độ  được huân tập từ nhỏ trong gia đình tới khi lớn.  Nhiều khi đi xa mấy chục năm ra khỏi chốn cũ mà tất cả lề thói không thay đổi cho dù qua bao nhiêu học hỏi trong môi trường mới.  Người di cư tới Bắc Mỹ này cũng thế, mang theo mình bao nhiêu là món ăn xa xưa.  Rồi tìm tòi trồng luôn trong vườn nhà rau thơm đủ thứ từ quê cũ.  Tôi cũng vậy thích trồng đủ thứ ớt hẹ rau diếp cá tiá tô rau bạc hà trong vườn.  Thích học nấu nướng và có thời gian đi học nấu bếp ở trường trong lúc thất nghiệp.  Tôi học rồi thực hành nấu đủ thứ món thay đổi khẩu vị.  Tuần này cuốn susi Nhựt, xào nui Ý.  Mà nấu theo “kiểu của mình tui”, chẳng có gì lạ đâu vì tui học rồi quên.  Con cháu thích món mới nhưng ông chồng ăn chút ít thôi mấy món Nhựt, Ý, Ấn...khi nấu cá kho với cà thơm, ăn với bún thêm ớt cay, kèm thêm rau thơm xà lách xắc sợi với dưa leo thì chàng ăn một lèo mấy tô.  Nấu cá kho thì phải nêm nước mắm mới đậm đà muì vị.  Mùi vị ngon thơm của người này có thể là mùi không ngửi được của người khác.  Nước mắm cá kho khi nấu bốc lên hương bay làm mình là người gốc Việt chảy nước miếng thèm ngay môt chén cơm với cá như câu tục ngữ “cơm với cá như mạ với con”. Mùi hương xưa này là vị ngon đậm đà của ông xã gốc Huế.  Lâu lâu ăn bún cá kho ngon lành quá mới biết là cho dù ở đâu thì hương vị quê xưa vẫn thấm đậm trong mình mãi mãi.

HMP

Sept 2015

Cái Chảo Cũ Kỹ Niệm


Cái Chảo Cũ Kỹ Niệm.

Tôi có cái chảo cũ ai nhìn cũng lắc đầu cười, tôi nói cái chảo này quý lắm.  Cái chảo làm bằng gang tôi nhớ má tôi nhờ ai đó mua dùm cho từ Orange County ở Cali, mà sản xuất từ Việt Nam, phải đem cái chảo từ nơi sản xuất tới nơi mình ở qua 3 biên giới nửa vòng trái đất tới được  Thành phố Hamilton tỉnh bang Ontario nước Canada thực là một kỳ công.  Tôi cứ giữ làm kỷ niệm và mỗi khi nhìn cái chảo nhớ má mình thích ăn bánh căn.  Có lẽ má tôi dùng nhiều nên cái chảo đen thui.  Tôi dùng mãnh nhôm chà kỹ cũng chẳng trắng ra, tôi đỗ dầu vào chảo ngâm cả tuần.  Đây là cách của mấy ông thầy dạy nấu bếp là với cái chảo gang nhôm mà muốn nó tróc thì nên đỗ dầu thực vật dun sôi và ngâm thì sẽ có cái chảo không dính.  Hôm nay tôi dùng cái chảo đỗ bánh căn Mũi Né.  Bánh căn ở đó người ta chỉ dùng bột gạo pha nước thêm chút hành lá, ăn với nước mắm chua ngọt, nước mắm làm tại Mũi Né luôn.  Nước mắm thiệt sản xuất từ cá nục hay cá cơm ngâm muối biển trong lu sành mà nhà nào cũng tự làm.  Không phải nước mắm pha bằng hoá chất với nước và chất tạo mùi.  Có lẽ nhờ nước mắm thiệt mà bánh căn ăn ngon.  Bánh căn cũng được đỗ bằng nồi đất.  Món ăn đơn giản mà ngon. Bánh căn của tôi hôm nay tôi dùng cái chảo kỷ niệm đỗ bánh chứ không có nồi đất.  Tôi nấu thịt xay và tôm làm nhưn,  pha 2 cup bột gạo với 1 cup bột mì thêm 2 cái trứng gà và 3 cup nước.  Thêm một muỗng nhỏ bột nghệ và cắt nhỏ lá chives trồng ngoài vườn thay hành lá.  Hái thêm rau mint, rau diếp cá rau xàlách thành món ăn kèm.  Bánh căn này gọi là bánh căn nhớ má.  Ăn bánh căn nhớ bên cạnh nhà ông bà ngoại ở Mũi Né có hàng bánh căn bên hè nhà.  Lâu quá rồi không biết bây giờ có còn không vì bánh căn ăn từ ngày còn má tôi còn thơ tới lúc tôi vài tuổi mỗi khi về thăm ông bà.  Ông bà và má tôi đã sum họp ở tây phương cực lạc lâu rồi.  Hôm nay thực tập làm lại bánh căn và tôi sẽ dùng cái chảo này làm bánh căn cho ba cô cháu nội nhỏ bé ăn rồi kể chuyện bánh căn món ngon đơn giản mà đặc biệt của quê tôi bên bờ thái bình dương cho các cháu nghe.  Bánh căn Mũi Né của tôi là như vậy đó.

HPM

Muà thu 2015

 



Thursday, September 3, 2015

Học Làm Susi


Học Làm Susi.

Học nấu chế biến thực phẩm là môn học hoài không hết.  Ở xứ mà người dân tụ lại từ khắp nơi trên trái đất thì món ăn phong phú vô cùng tận.  Thích học ăn món ăn của các chủng tộc khác thì phải liên lạc, đọc báo ngày nào có hội hè đặc biệt đa văn hoá rồi tới tham dự là được ăn đủ món và thấy các đồ thủ công, các sản phẩm đặc biệt khác từ nhiều quốc gia trên thế giới theo người nhập cư vào đây.  Ngày vui muà hè rủ bạn bè họp nhau tới tiệm ăn gọi là tiệm ethnic restaurant hay tiệm cultural traditional restaurant chuyên nấu món ăn của đân tộc thì sẽ thưởng thức đồ ăn đặc biệt gọi là đặc sản dân tộc.  Một ngày thứ năm cô bạn gọi tới chợ farm chơi, có workshop dạy làm susi ở community room trong chợ.  Người dạy là cô thợ làm susi cho nhà hàng Nhựt nhiều năm.  Thực ra youtube có quá nhiều show dạy làm susi.  Ở nhà xem cũng được, mà ra chợ đi lòng vòng mua sắm đồ làm susi rồi tới phòng họp cộng đồng làm và ăn thử vẫn vui.  Vô học trong bếp cộng đồng toàn là đàn bà Á Châu vóc dáng nhỏ bé mà tuổi nhiều, cùng nhau xem cô giáo hướng dẫn xong tham gia nấu cơm, cắt gọt rau củ. rồi xếp các thứ cùng cuốn với cơm trong tờ rong khô, cắt thành khoanh susi.  Tôi cùng với bà bạn học xong vô chợ mỗi người mua gạo, dấm. rong biển khô, gừng, mè, wasabi xanh.  Bà bạn tìm lựa tất cả sản phẩm sản xuất made in Japan rồi than giá quá mắc.  Tôi chọn sản phẩm như vậy mà nơi khác như US sản xuất giá rẻ hơn.  Mấy món bơ trái chỉ có sản phẩm Mexico, dưa leo cà rốt ớt đỏ là sản phẩm của Ontario.  Mè thì ở đâu sản xuất cũng là hạt mè cho nên đâu cần chú ý nơi sản xuất hay phải mua của Nhựt mới thành susi, mè rang lên thơm như nhau.  Gừng làm pickle không có sẵn, gừng kiểu dầm dấm đường chua ngọt ăn với susi thì tự làm cũng được.  Món susi ở đây thành món tổng hợp sản phẩm nhiều quốc gia rồi.  Về nhà thực hành,  tôi gọi bà bạn hỏi kết quả chị vui quá.  Mình làm susi của mình hai đứa con ăn thích quá khen mẹ giỏi.  Tôi hỏi lại “Susi của mình” là sao?  Chị nói chị làm cuốn susi bên ngoài là rong biển, xong tới cơm gạo Nhựt, giữa bỏ dưa leo bơ thêm thịt bò, trứng tráng.  Cuốn laị cắt ra thành susi của mẹ làm kiểu Việt ăn ngon hết biết.  Tôi cũng làm kiểu của mình, không khéo như tiệm mà khi ăn biết là rất hợp vệ sinh và là món ăn bỗ dưỡng.  Có ông con trai ăn xong mấy miếng susi của má làm nói “so good” là vui rồi.  Ông chồng nói Việt Nam mình có món xôi, em cứ nấu xôi cuốn với rong biển rắc muối mè thành ra “susi của em”.  Đó là xôi thôi, thật ra xôi của Việt Nam là đa dạng phong phú và ngon lắm.  Susi là susi mà xôi là xôi, hai thứ khác nhau và phải học nấu công phu mới ra đúng món.  Ở nhà thực hành cho biết cách nấu món ăn mới là niềm vui của người thích nấu và chia xẽ kinh nghiệm là chia vui cùng bạn bè chuyện nấu ăn.  Nấu giỏi, ăn lành mạnh, ăn ngon, ăn ít thôi vừa đủ chất bỗ dưỡng nuôi cơ thể, đủ đề kháng bệnh là vui sống cho người tuổi vào thu 60 như mình.

HMP

Muà Thu 2015


Wednesday, September 2, 2015

Ong Bướm


Ong Bướm

Từ tháng 5 tới hết mùa thu tháng nào cũng có nhiều hoa nở.  Tháng 8 các loại hoa họ Cúc nở rộ đủ màu.  Khi hoa nở hấp dẫn ong bướm tới.  Đầu tháng tám xuất hiện tổ ong ngay cây hoa Gold lilac trước nhà.  Tổ ong lớn mau, nhưng không phải tổ ong mật mà tổ ong vò vẽ.  Tới gần cuối tháng phải dẹp tổ ong.  Xin lỗi ong vì mấy đứa cháu nội về thăm nếu chẳng may bị ong chích thì phiền.  Khi mấy đứa cháu chạy chơi trong vườn.  Đứa cháu nhỏ vào nhà mách có ong làm tổ trong khe tường gần xích đu.  Như vậy là hết làm tổ trước nhà lại bắt đầu làm tổ sau nhà.  Mẹ mấy cháu nói con cứ chơi đuà và cứ ngồi du dưa nhưng đừng phá hay làm ong giận thì không sao đâu.  Suốt mấy ngày mấy con ong thêm nhiều bướm tới cứ bay vờn quanh hoa lá trong vườn, mấy đứa cháu cứ chạy chơi lăng xăng nhưng hai bên vui vẻ, hai bên hoà bình trong khi bà nội và cha mẹ thót tim canh chừng.  Cuối tuần các bà dì ông cậu tới thăm cháu lại tiên tri, năm nay ong tới làm tổ là hên đó.  Mấy năm nay chung quanh nhà sóc làm tổ trên thân cây phong sau vườn.  Mấy con sóc này đuổi nhau chạy lăng xăng vào vườn hái traí đào trái táo gặm rồi trả cho chủ vườn mấy phần ăn thừa tha hồ dọn dẹp.  Chim làm tổ bên mái nhà ngay dưới mán xối.  Hết muà xuân khi hè tới chim con bay được là cha mẹ chim đem con bay xa. Cứ bay đi xa rồi lại bay về mỗi năm quay lại tìm chỗ cũ xây lại tổ mới giống như tổ cũ và lại ấp trứng nuôi con.  Hết ngày nghĩ cháu về lại nhà cháu, vườn nhà vắng lặng,  ong bướm chim sóc cũng bớt bay vờn lăng xăng.  Ông bà trở lại ngày bình thường của ông bà trong căn nhà vắng lặng.  Nhớ cháu và mấy con ong con bướm nhỏ, chắc mình cũng thử thời vận mua một cái vé số, nếu trúng được như lời tiên tri ong tới nhà làm tổ là hên, thì mình giàu tiền, hiện nay mình cũng giàu thiệt mà giàu tình thương của mấy đứa cháu bé nhỏ.

HMP

Sept 2015


Thursday, August 27, 2015

Cha Rồng Mẹ Tiên


Cha Rồng Mẹ Tiên

Theo lịch sử Việt Nam  Người Việt là dòng giống rồng tiên.  Người Việt trên toàn cỏi VN dù sắc dân gì cũng là con cùng cha giống rồng và mẹ gốc tiên.  Ngày nay hậu duệ của rồng tiên đã định cư khắp các châu lục trên trái đất.  Đi tới đâu thì người gốc Việt cũng mang theo nhiều phong tục tốt đẹp.  Một phong tục đẹp đó là thờ cúng thể hiện lòng nhớ ơn ông bà tổ tiên cha mẹ.  Khi còn trên dương gian chung một nhà thì chẳng thấy cha mẹ là ông rồng bà tiên như hình ảnh ví von.  Nhưng khi đã ra khỏi trần gian có lẽ đàn ông Việt mới thành rồng và phụ nữ thành tiên.  Muà Vu Lan là muà báo đền ân đức các đấng rồng tiên của gia đình.  Năm nào tôi cũng có ngày kỷ niệm mẹ mất 26 tháng 8, ngày âm lịch là 17 tháng 7.  Má tôi mất trong muà Vu Lan nên cứ tới muà rằm tháng 7 họp nhau giỗ mẹ.  Tôi cũng nấu vài món mà má mình thích dâng cúng má.  Khi còn sống má tôi thích bánh xèo cho nên tôi nấu cơm canh rau tần ô, kho nấm và một cái bánh xèo nhỏ.  Tôi cúng vái mời má, nhớ má tôi lúc trẻ tới khi già lúc nào cũng lo lắng cho con cháu.  Hôm thứ bảy cô em gái cúng trước vì trong tuần bận làm việc, chúng tôi có dịp họp nhau.  Khi thắp hương mỗi người thắp 1 cây, cây hương của đứa cháu không tàn liền mà cứ cháy dần thì cái lỏi cứ dài ra rồi mới tàn.  Chúng tôi nói với nhau bà ngoại chứng cho lời cầu nguyện của cháu hay bà nói bà thương cháu nên có cây hương cháy đặc biệt.  Khi cúng một mình tôi cũng nhận được dấu hiệu đặc biệt cây hương cháy mà lõi dài thật dài mới tàn.  Má tôi là bà tiên đang chứng giám cho tôi.  Còn ba tôi thì tôi nghĩ ông là ông tiên thiện thần đang phò trợ chăm sóc chúng tôi và đang bên cạnh má tôi chứ không trở thành rồng theo truyền thuyết xa xưa.  Thỉnh thoảng trong giấc chiêm bao tôi mơ gặp cha mẹ mình.  Rất ít khi mơ thấy ba tôi, nhưng ba tôi nói điều gì thì sau đó điều trong giấc mơ trở thành sự thật.  Giấc mơ như vậy được gọi là điềm báo trước hay là báo mộng.  Có lẽ vì tôi hay lo lắng, anxiety nên ba tôi không muốn tôi bị depress là căng thẳng thái quá nên ba về trong giấc mơ báo cho biết con hãy yên tâm.  Năm nay khi dâng hương tôi khấn cảm tạ ba má đã chăm lo cho con từ khi thơ bé tới khi ba má qua đời mà vẫn chăm lo cho con cháu.  Tôi tin trải bao kiếp nối tiếp con người cứ học đi học lại bài học tình thương từ bi bác ái.  Cứ học rồi quên, cho nên Thượng đế gởi trả lại trần gian hoài cho tới khi không bao giờ quên nữa mới về lại với ngài.  Nhưng rồi cũng vì tình thương vương vấn giữa cha mẹ vợ chồng con cháu, nên tơ vương không dứt nhiều khi đã ra khỏi trần gian, mà không trở về với đấng cha lành Thượng đế, mà lại vẫn quanh quẩn làm guardian angel - thần hộ mạng - cho người thương trên trần thế hoài.

HMP

Vu Lan August 2015

Thursday, August 20, 2015

Ơn Đức Sinh Thành


Ơn Đức Sinh Thành

Ngày Vu Lan sắp tới, nhiều người tới chuà tụng kinh cầu nguyện.  Tôi cầu nguyện tạ ơn cha mẹ mỗi ngày tại nhà trước bàn thờ Phật và bàn thờ cha mẹ.  Nhớ cha mẹ mình tôi nhớ lại đời sống nghề nghiệp của hai đấng sinh thành.  Tôi luôn tự nhủ phải sống ra sao để không bất hiếu với cha mẹ.

Ai cũng nghĩ đơn giản nghề nghiệp là việc làm để sinh sống.  Nghề hay đi đôi với nghiệp.  Nghề cũng làm mình tạo nghiệp, tuỳ nghề mà có nghiệp dữ hay nghiệp lành. Nghiệp đôi khi do mình tạo ra hay do người khác tới tặng cho mình tuỳ hoàn cảnh.  Con cái thường theo nghề nghiệp của cha mẹ gọi là nối nghiệp.  Anh chị em chúng tôi  chẵng ai nối nghiệp cha mẹ.  Tôi rất muốn nối nghiệp buôn bán của cha mẹ mình, cha mẹ tôi thì chỉ muốn con làm người trí thức hơn là người buôn bán.  Hai người một lòng thúc đẩy con đi học.  Khi còn trẻ ba tôi thích làm kiến trúc sư, nhưng ông đã bỏ học sớm ra đời đi làm công kiếm sống, ông làm công và học theo anh trai của ông là bác Cả.  Sau đó ông hùn hạp với anh Hai mua xe tải ông làm tài xế chở hàng rau cải đường dài từ Đà Lạt tới miền trung.  Khi ông kết hôn với má tôi ở Đà Lạt ông vẫn tiếp tục chạy xe hàng, xe khách. Trong khi đó má tôi lo làm việc của bà là y tá trong bệnh viện và ngoài giờ trong sở bà tự làm thêm do nhu cầu những người chung quanh cần bà.  Người ta cần có y tá tới nhà chăm sóc và nhiều phụ nữ sanh con tại nhà.  Cho nên bà bận rộn quanh năm.  Hai người gặp nhau kết hôn ở Đà Lạt rồi dọn về làng Truồi cất nhà trên đất hương hoả của ông bà nội.  Nay chỗ căn nhà tranh của hai người sát bên chợ Hôm là căn nhà nhỏ thờ ông bà nội và anh em con cháu gọi là nhà thờ nhánh họ Hoàng.  Cả hai cha mẹ cùng làm việc hai nghề cho tới khi có 3 đứa con cha tôi quyết định dọn nhà trở lại Đàlạt.  Được thời gian ngắn thì cả hai gia đình bác Cả và cha mẹ tôi lên vùng dinh điền Quảng Đức làm ăn.  Vùng kinh tế mới được cấp đất cất nhà và hai người mở tiệm thuốc tây duy nhất ngay thị xã Gia Nghiã.  Má tôi vừa buôn bán vừa chăm con vừa làm thêm nếu có ai yêu cầu bà cũng đỡ đẻ hay chích thuốc.  Tiệm thuốc đầu tiên của cha mẹ nhỏ bé và mở ngay căn phòng trước nhà.  Sau đó dời tới khu buôn bán là khu chợ trung tâm thị xã Gia Nghiã cho dể phát triển làm ăn.  Ba má cũng có mối quan hệ giao tiếp thân tình với mọi giới thương gia và công chức ở Quảng Đức.  Vài người bà con như dì tôi và các cô bạn của dì lên làm thư ký toà hành chánh và các công sở ở thị xã. Mỗi lần Tết tới là nhà ba má đón tiếp tỉnh trưởng, trưởng ty các cấp vui vẻ.  Các dì làm bánh mứt đãi tiệc bạn bè công nhân viên chức sang trọng và họ vui vẻ ân cần.....đủ thứ tốt đẹp lịch sự.  Các dì cũng lập gia đình và cha mẹ tôi là hai anh chị Hai uy tín giúp đỡ chăm sóc mọi người.  Công việc làm ăn của cha mẹ dường như đang lên phơi phới nhưng cũng không phải là dể dàng thuận lợi.  Khi hai người có tiệm thuốc uy tín và ổn định và cha tôi đang có nhiều công trình xây dựng thu nhập khá thì đột ngột người ta tới bắt cả hai anh em.  Ông và bác Cả bị bỏ tù vì lý do hai người bị nghi ngờ là Việt Cộng, chính quyền mở chiến dịch bắt bọn kinh tài của Việt Cộng hay là Việt Cộng nằm vùng.  Đó là năm 1968 sau khi ăn Tết Mậu Thân, năm đó Tết ở Quảng Đức có pháo kích chứ không có giao tranh trong thành phố như các nơi khác, và đêm nào nghe tiếng nổ gần nhà ba má tôi dẫn con xuống ngũ hầm.  Tôi đi học ở Đàlạt nên sau khi cả tháng ở nhà ăn Tết xong ba tôi gởi tôi cho một người bạn công chức dẫn tôi theo máy bay quân sự về Đà lạt đi học lại.  Sau đó cả mấy tháng dài không thấy ba ghé qua Đàlạt thì nghe tin ông ở tù.  Má tôi chạy về Saigon tìm người anh họ của ba là bác NVC, ông là thiếu tướng và làm trong bộ tổng tham mưu xin giúp đỡ.  Sau đó tôi có đọc bài trong mục tiếng nói người dân hay là mục người đân khiếu nại kêu oan gì đó trong tờ báo một chữ trong tên mà tôi nhớ là chữ Luận, tên là Ngôn Luận hay Công Luận.  Tựa đề dài có 4 chữ mà tôi nhớ là “ Chụp mũ cộng sản...” mấy chục năm rồi tôi không nhớ rõ nội dung bài báo.  Nhưng anh em họ hàng cuả ba má tôi đã dùng báo chí và ảnh hưởng của họ can thiệp.  Bên ba có bác là anh họ của ba, bên má có em má là cậu Ba là sĩ quan ban tham mưu trong chiến dịch Phượng Hoàng.  Ba và bác từ nhà tù Quảng Đức chuyển qua Ban Mê Thuộc rồi sau một thời gian ra toà án quân sự ở Nha Trang.  Hai người trắng án về tội “phản nghịch”, tức là hai người không có tội gì cả.  May mắn hai người vẫn còn sống sau mấy lần di chuyển nhà tù Quảng Đức tới Nha Trang.  Ba tôi có tấm ảnh kỷ niệm nghề kiến trúc là ông đã thiết kế mô hình khu làng kiểu mẫu khi ông ở trong quân lao Nha Trang.  Khi về nhà thì năm đó là khoảng cuối 1969 hay đầu năm 70, ba và bác cũng ở tù gần 2 năm.  Má tôi nói nếu không trắng án sẽ bị đưa đi an trí ở Côn đảo vài năm, an trí là ở tù tiếp.  Sau biến cố đó tôi mới biết thêm bà con của ba làm chức vụ cao và họ hàng đùm bọc nhau ra sao khi hoạn nạn.  Cũng sau biến cố đó ba tôi và bác bỏ tất cả nhà cửa vườn tược đã xây dựng ở Quảng Đức dọn về lại Đàlạt.  Ba má tôi mở lại tiệm thuốc tây ở Trại Mát từ 1970.   Tới 1976 thì bị trận đánh tư sản mại bản tịch thu tài sản.  Tránh được đi kinh tế mới mà kinh tế mới sau này khác với khu kinh tế mới gọi là khu dinh điền Quảng Đức mà gia đình tôi đã từng ở.  Những khó khăn muôn vàn đổ dồn sau mấy trận do người có quyền bính gọi là nhà cầm quyền dùng quyền của họ cai trị hay là quyền hành trấn áp người dân.   Ba má tôi từ tay trắng rồi từ từ làm lụng bằng tài lực của mình tiến lên tiểu thương gia hay sau tháng 4 năm 1975 còn được gọi là thành phần tiểu tư sản.  Rồi từ tiểu tư sản thành vô sản theo chính sách chuyên chính vô sản để tạo xã hội bình đẳng theo con đường chủ nghĩa xã hội.  Ba má tôi khi là tiểu thương gia thì con học ở Đà Lạt nên phải ở Đà Lạt mà buôn bán ở Trại mát.  Hai người mỗi ngày thường tự lái xe đi từ Đàlạt tới Trại mát làm ăn bằng chiếc Jeep.  Sau trận đánh tư sản hai người thành nông dân đi xe đạp nuôi heo làm vườn.  Má tôi hết làm chủ tiệm thuốc Tây thành nhân viên bán sách cho quốc doanh một thời gian vài năm.  Được thời gian thì nghĩ làm, có lẽ nhờ má làm nhân viên nhà nước mà cả nhà khỏi đi vô rừng sâu núi thẳm làm kinh tế mới theo chính sách mới.  Sau thời gian vài năm ba má bán nhà còn vườn thì tập đoàn quản lý.  Hai ông bà đi về miền Tây làm chủ ghe chở hàng từ Saigon xuống lục tỉnh và sau đó là chiếc ghe bầu nhỏ đã chở đám con ra khơi vào ngày sinh nhật lãnh tụ tháng 5 năm 1983 qua tây phương luôn.  Chuyến đi liều lĩnh nhiều phần về thăm long vương hay tới Tây phương cực lạc đã may mắn chỉ qua tới Mã lai, sau đó được định cư cõi tây phương bắc Mỹ  là Canada.   Người đi trước tới bờ bến mới bảo lãnh người trong gia đình đi theo.  Tôi là người được mấy người em bảo lãnh sum họp gia đình 1991.  Trên quê hương mới học theo những người tới trước. Đi làm liền trong hãng rồi tôi đi học lại tiếng Anh và cố gắng học nghề trước khi làm việc.  Chắc chắn làm nghề ở nơi đây thì nghiệp là do mình tạo chứ không do người khác tạo ra như ba tôi.  Ông đã bị người ta mang nghiệp dữ tới chụp cho cái mũ gì đó “là phản nghịch” từ chính quyền trước 1975.  Sau đó nước nhà thống nhất hoà bình tưởng yên thân làm ăn nuôi con ngờ đâu lại được đội mũ mới là nhà “tư sản mại bản” lý do để nhà nước kiểm kê tịch thu tài sản.  Ba má luôn tay trắng làm lại từ đầu, tôi thương ba má sao mà bị đưa tới cho nghiệp nặng dữ dội trong khi chỉ là người làm ăn mua bán lương thiện.  Kinh nghiệm xương máu nước mắt trong đời cha mẹ tới đời con dể gì quên.  Vì bài học đó mà cha mẹ hy vọng các con thoát mọi thống khổ khốn khó như mình nên cha mẹ đã đẩy con cháu tới bờ bến mới và mong ước chúng tôi đến bờ bến mới vùng đất lành thiện để có cơ hội vươn lên.  Chúng tôi sẽ cố gắng vươn lên như kỳ vọng của cha mẹ.  Tương lai nhiều thế hệ sau với nghề lương thiện trong vùng đất lành sẽ chỉ tạo nghiệp lành và nhận quả lành mà thôi.  Tất cả quá khứ rồi cũng chỉ là bài học đi vào hư không.  Ba má giờ đây đã yên nghĩ bình an bên nhau trên vùng đất mới.

Muà Vu Lan Báo Hiếu 2015.  Muôn vàn thương kính ba má vì con cháu mà trăm bề lao khổ cực nhọc từ trẻ tới hết đời.

HoàngMỹPhương

Canada August 2015






Wednesday, August 19, 2015

Quê Muà


Quê Mùa

Người ta hay nói quê muà để ám chỉ người có gốc gác ở vùng nông thôn.  Người lao động quanh năm với nếp sống đơn giản.  Nhà quê còn để ám chỉ người không theo mốt mới.  Khi nghe anh bạn K nói người vùng quê quanh kinh đô Huế nói giọng quê khó nghe khó hiểu.  Ở Bắc Mỹ hể gặp đồng hương là mừng, chẳng tính giọng nói ở đâu hay người ở đâu, giọng ra sao thì người này cũng hiểu người kia nói gì.  Nghe anh tôi mới sực tỉnh “ờ há” hồi nhỏ tới nay mình chẳng bao giờ thắc mắc gì về chuyện quê muà hay thành thị.  Tôi nói với anh tôi là người nhà quê muà mấy đời đây anh ơi.  Ba tôi là anh trai quê làng Truồi, trong khai sanh ông ghi rõ Làng Bàn Môn, quận Phú Lộc Thừa Thiên.  Má tôi là cô gái làng Mũi Né, trong khai sanh của bà ghi rõ làng Khánh Thiện quận Bình Thuận Phan Thiết.  Năm 2010 tôi có dịp về thăm quê, tôi ở lại mấy ngày trong căn nhà của Cậu mợ và đi dạo quanh làng Mũi Né với cậu.  Tôi cũng đi theo cậu về thăm nhà thờ họ của ông ngoại ở gần Hội An.  Tôi có thăm viếng vãn cảnh cố đô Huế mấy ngày và theo chú tôi về thăm nhà thờ họ của ông bà nội ở làng Truồi, thăm mộ ông nội, thăm ngôi trường mà trước đây cha chú bác cô tôi đã đi học.  Không tính các đời trước thì từ đời ông bà nội ngoại tới cháu là tôi, tính ra tôi có gốc nhà quê ít nhất 3 đời.  Về vùng quê Truồi đi trên một vùng xanh màu tre và lúa mới.  Về làng chài Mũi Né bên bờ biển xanh ngát mênh mang sóng nước.  Vùng nào cũng thấy bình an thanh tịnh không khí trong lành.   Có lẽ gốc quê mùa này trong máu rồi nên tôi thoải mái ở vùng thưa người, không thích đô thị đông đúc.  Ông bà nội ngoại ngày xưa cho con ra thành phố đi học rồi ba má tôi đã ở luôn thành phố Đàlạt lập nghiệp.  Đàlạt là quê hương kế tiếp không bao giờ hết thương nhớ.  Ông bà chắc không tính từ làng nhỏ ở bên bờ Thái Bình dương tới đời con cháu thứ 4 và 5 mang gốc quê đó tới tận Bắc Mỹ.  Khung cảnh môi trường cách nhau nữa vòng trái đất nhưng gốc quê của tôi thì mãi vẫn là quê muà.

HMP

August 2015








Monday, August 17, 2015

Bài Học Yêu Thương


Bài Học Yêu Thương

Má tôi sanh người em thứ 5 năm 1963 ở Quảng Đức.  Em bị bệnh, cha mẹ lo thuốc uống chăm sóc ngay lập tức khi em mới nhuốm bệnh,  vì má tôi là y tá và chủ tiệm thuốc tây.  Khi uống thuốc không thấy bớt thì liền gặp bác sĩ và đưa đi bênh viện. Nhưng sau đó em mất chỉ 3 ngày bị bệnh, đó là năm 64.  Ba má khóc rồi sau đó thỉnh thoảng má tôi khóc nói thấy em về đứng trong phòng khách ngay trước bàn thờ Phật.  Ngày nào ba má cũng cúng bánh kẹo cho em buổi chiều tối và ngày hôm sau chúng tôi được chia nhau kẹo bánh thơm ngon.  Sau đó ba má không ở căn nhà đó nữa mà cất nhà khác ở.  Căn nhà cho Ty Mục Súc mướn một thời gian rồi bỏ trống cho tới khi dời nhà về Đàlạt mới bán.  Nhiều năm sau má tôi còn kể má nằm mơ thấy em về thăm má lúc má bị hoạn nạn đau ốm.  Có lần tôi nằm bệnh viện Đàlạt và ba tôi ở Saigon lại nằm mơ thấy em nói với ba chị Hai bệnh nếu không chăm lo chị sẽ chết .  Ba má mơ thấy em không phải là hình hài em bé 2 tuổi mà là nhà sư áo nâu trẻ có khuôn mặt giống  người em thứ 6 sinh sau em.  Khi em mất ba tôi coi ngày là ngày trùng.  Ba má e ngại những đứa con khác sẽ ra đi về bên kia thế giới theo em nên đem em vào chuà thờ và má tôi tin là em đi tu.  Em thành vị thiên thần hộ mạng thương anh em cha mẹ.   Sau này nghĩ lại tôi thấy dường như em là thiên thần nhỏ được thượng đế gởi tới cho ba má tôi thời gian ngắn rồi ngài đem về lại.  Lòng thương yêu người con vắn số thức tĩnh cha mẹ thương yêu chăm lo nhiều hơn cho các con đang hiện diện bên cạnh.  Sau này có thêm 2 người em nhỏ cũng ra đi khi còn bé.  Bài học đau đớn khi mất người thân lập lại.  Nỗi đau đớn mất mát thấm thiá tận tâm cang.  Có tự cảm nghiệm nỗi đau thương này mới ngộ ra niềm yêu thương cho người thân bên cạnh mình.  Có lẽ nhờ bài học: mới gặp đây, mới nói chuyện đó mà mất rồi.  Sao mà vô thường, sao mà đời sống mong manh quá.  Nhờ bài học đau thương mà người ta trân trọng yêu quý hơn cuộc đời và người thân chung quanh mình.  Tôi luôn luôn tạ ơn ba má mình đã cùng nhau chăm lo thương yêu đám con mà hai người tạo ra từ thuở sơ sinh tới trưởng thành.

HMP

August 2015

 

 


Sunday, August 16, 2015

Môn Học


Môn Học

Khi còn nhỏ được đi học là một hân hạnh, nhất là con gái trong xã hội chú trọng giáo dục nam hơn nữ, các bà nội bà ngoại không được đi học ở trường mà mình là con gái lại được đi học hết các cấp học là một diễm phúc.  Nhiều trẻ con chung quanh mình không được tới trường.  Nhìn chúng cả ngày rong chơi lúc đó lại có khi nghĩ sao mà nó sướng quá.  Không phải thức khuya dậy sớm đi học mỗi ngày và không cần thuộc lòng, không làm toán , không học bài làm bài tập, đọc sách mỗi ngày và chỉ có theo cha mẹ ra chợ và rong chơi.  Ba má cứ thúc đẩy đi học và còn có thầy dạy kèm thêm ở nhà là các cậu nữa.  Qua bao nhiêu năm miệt mài học, quá nhiều thầy cô dạy đủ môn.  Có môn chính có môn phụ.  Mấy môn giảng văn, toán, lý hoá, vạn vật, ngoại ngữ được cho là môn chính tính hệ số 2, học một lần 2 giờ trong tuần. Còn lại sử địa, công dân giáo dục, nữ công gia chánh, thề dục là môn có hệ số 1, chỉ học 1 giờ trong tuần và chỉ được học ở cấp 2.  Như vậy môn học nào được chú trọng hơn và học nhiều giờ hơn trong tuần và khi thi thì mấy môn đó cũng thi dài giờ hơn.  Mấy năm học lớp 10. 11, 12 lại phân ban cũng chú ý các môn học đi vào các nghành nghề tương lai thì cũng các môn học này là quan trọng chuyên sâu.  Học xong lớp 12 trường BTX khi tôi học ở Đalat những năm 1968 tới 1974. Nhìn lại thì mấy môn học chỉ 1 giờ 1 tuần lại là môn mà áp dụng suốt đời.  Thể dục thể thao vô cùng quan trọng cho rèn luyện sức khoẻ cả đời người chỉ được học 1 giờ 1 tuần nhưng tới lớp 11, 12 đâu có học tại trường.   Thể dục là môn không được chú trọng tại trường toàn con gái lúc đó cho nên tôi không biết bơi, không biết căn bản thế nào là giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện cơ thể liên tục cho có đủ mạnh mà sống vui cả đời.  Nữ công gia chánh là môn học nấu nướng cũng quan trọng trong đời vì ai cũng phải biết nấu cho mình bữa ăn lành mạnh ngon miệng mỗi ngày.  Biết cách ăn uống chọn lọc thực phẩm là biết cách sống khoẻ mạnh.  Khi ngồi vào bàn ăn thế nào là phép ăn uống cho đúng cách lịch sự, ngay cả cách sắp xếp bàn ăn và cách sử dụng cầm chén đuã muỗng niã cứ bắt chước người lớn trong nhà mà theo.  Môn này không được học tại trường.  Có những môn học thuộc về mỹ học như khiêu vũ âm nhạc cũng không được học ở trường.  Suốt 7 năm trung học không được học âm nhạc mặc dù âm nhạc có tên trong danh sách các môn học trong học bạ.  Nghe nhạc ca hát là một phần của đời sống.  hằng ngày từ bé tới già chết có ai không nhờ âm nhạc mà giải trí.  Chỉ tự học cách đọc nốt nhạc và học chơi loại đàn nào thì tự học nếu cha mẹ cho phép.  Từ âm nhạc thì liên hệ tới khiêu vũ, môn thể dục nhịp điệu cho khoẻ mạnh vì cũng là một môn tập thể dục theo nhịp bản nhạc nào đó.  Không hề có thầy cô dạy tại trường.  Cái gì trong đời sống cũng gắn liền với mỹ thuật với cái đẹp, mà mỹ thuật là chỉ được học vẽ 1 giờ 1 tuần 4 năm đệ nhất cấp khi còn nhỏ, năng khiếu mỹ thuật thì cũng được coi như năng khiếu tự nhiên tự phát triển trong từng người thôi.  Còn các kỹ năng khác không được học tại trường mà cũng tự học như học quản lý tài chánh, kỹ năng giao tiếp, nói trước công chúng, cách xử thế, ngay phong cách xử thế, sống lịch sự cũng tự học.  Lớn lên một chút còn có kỹ năng làm cha mẹ, hiểu về sinh lý giáo dục trẻ con...cũng không có trường lớp nào dạy, coi như lớn lên tự biết.  Không có ai tại trường hướng dẫn kỹ năng tìm việc làm chọn nghề nghiệp hợp với mình.  Phần lớn cha mẹ muốn nghề gì thì con theo nghề đó.  Còn nhiều môn học trong đời sống vẫn là tự tìm hiểu tự học với gia đình sách báo bạn bè, vì không có trường lớp cũng chẳng có thầy dạy mà có mình tự học tự rèn luyện mình.  Đi học ở trường thì dốt chuyện đời, người không đi học nhiều ở trường thì giỏi chuyện đời.  Môn học tranh đấu với đời trên thương trường, trong đời sống chỉ có tự học.  Ai thông minh lanh lợi sẽ thành công trong trường đời ai chậm chạp thì thua thiệt sống lóp ngóp nghèo nghèo cả đời cho dù có học đậu bao nhiều bằng cấp trường lớp.

HMP

August 2015




Sunday, August 9, 2015

A Walk On Sunday


A Walk On Sunday.

 Sometimes I went to temple on Sunday.  I went to a Buddhist center where there is a small group of people. That was the Litle Heron Zen Hermitage. The ceremony includes sitting meditation, chanting and listening to a short dharma talk then at the end people have tea and talk.  It’s over 5 km to walk from my house to the Buddhist center then walk back home.  Walking is my easiest exercise.  I try walk around 60 minutes every day. In the spring and summer a walk to somewhere is a good exercise, but in the winter I would be better to stay home and keep warm.  If I should go somewhere for an interpreter assignment, I walked to the bus stop very carefully.  I walked on the snow and icing sidewalk slowly step by step.  I called that was my slowly “A di đà Phật” meditation walk.  Today I walked to the Buddhist center.  I hope to see sister TQ after a few weeks I didnot see her.  I did not check the schedule of the centre before I go.  It was closed. Sometimes I arrived the centre after 10:00 am some minutes,  I didnot get in because I did not want to disturb the quiet environment of meditation. I walked back home, I had a nice walk around city.   Today is a nice day, it’s sunny and not too hot, I am happy to have a long meditation walk. 

 

Đi Bộ Ngày Chủ Nhật

Thỉnh thoảng tôi đi chuà ngày Chủ nhật.  Đi bộ tới một Niệm Phật Đường nhỏ có nhóm ít người.  Thiền đường tên là Litle Heron Zen Hermitage.  Vào thiền đường ngồi tĩnh tâm, tụng kinh, nghe Pháp thoại, cuối cùng mọi người uống trà nói chuyện.  Con đường đi tới niệm Phật đường rồi về nhà hơn 5 km.  Đi bộ là cách tập thể đục dể dàng nhất cho bản thân.  Tôi cố gắng đi bộ khoảng 60 phút 1 ngày.  Muà xuân và hạ thì đi bộ từ nơi này tới nơi khác là cách tập thể dục tốt.  Nhưng muà đông thì ở nhà ủ ấm là tốt hơn ra ngoài.  Nếu phải ra ngoài đi làm việc thì tôi đi bộ “từng bước từng bước thầm” ra bến xe bus.  Bước cẩn thận trên lề đường tuyết đá.  Tôi đi theo kiểu thiền hành “ A di Đà Phật” chậm chạp.  Dở một chân bước niệm “A di” bước tiếp chân nữa niệm “đà Phật”.  Mấy tuần rồi Sư Cô đi dự hội nghi ở xa, cũng hy vọng gặp lại sư cô.  Hôm nay đi tới niệm Phật đường mà không kiểm tra trước thời khoá tu tập.  Niệm Phật đường đóng cửa.    Thỉnh thoảng tôi tới Niệm Phật Đường mà đi bô chậm quá 10 giờ một chút thì tôi không vào.  Vào thiền đường có một lối mà phải bước từ trước ra sau là đi qua nhiều người đang im lặng ngồi, đi như vậy làm gián đoạn sự tĩnh lặng của người khác nên tôi sẽ quay về.  Hôm nay tôi cũng quay về.  Hôm nay là ngày đẹp trời nắng ấm và không quá nóng vào buổi sáng nên cũng vui vẻ thiền đi bộ quanh thành phố mình đang cư trú.

HMP

9 August 2015

 

Friday, August 7, 2015

My 1 Day Walk & Work


My 1 Day Walk & Work

I am an interpreter. One day I got an email from the coordinator that I have an assignment on T street South. That was the nurse to meet the new mom.  I check the address the day before the appointment day on Google maps.  I only got the North side, the number of the building over 200 South, I checked with the coordinator about the address.  She was very sure there is the building at the end of South of T street.  She also gave me the direction to get to the building.  I took the bus to work.  From my house I should take 2 busses and walk to the location of the building.  The appointment was on 1:30pm.  I got out of my house at 12:05pm I took the bus 12:20pm, then transfer to another bus, I arrived at T street at 12:45pm.  That is a beautiful day. It was not too hot and not too much sunny.  I walked to the end of the street.  The building number is 121.  There is no more house or building after that.  I called back the office.  I told them to check with the nurse about the address.  They called back to tell me that the address was over 20 not over 200, they gave wrong number.  I walked back the street and found out the address.  It’s still early.  I walked down the street and back.  It’s is a main area in the city.  It’s closed to the supermarket, doctor office, down town.  It’s very convenient to go everywhere by bus if living in this area.  The nurse arrived, we introduced to each other.  She pressed the number of the client apartment.  The client answered not available to see us.  After too many phone calls and my effort to reach the address we could not meet with the new mom and baby.  I felt very sorry for the new mom.  I remembered when I was a new mom 37 years ago, I took care my baby by myself.  I learned how to feed my baby by seeing my mom took care of my brothers and sisters many years.  My babies grew up fine, they are adult now.  When I accompanied the nurse to visit new mom and baby, I found down that I did not know many things while taking care of my baby. I would do more better things for my children if I had support like this program. But in my root country there was no program like this.  Doing this job I help the new born babies and new mom who has language barrier.  There are many things that you learn from the expert to take care of your children.  Every mom would want to do the best for their children so the way to do good your job is keep on studying. This job I only get paid 1 hour meeting the new mom and the nurse.  I should spend over 2 hour travel, so each assignment I spend at least 3 hours to get pay 1 hour work.  I should pay 2 bus tickets 4.50 dollars.  The agency pays 22 dollars for this hour.  That means I get pay 5.83 dollars for 1 hour of work.  In order to be an interpreter I should completed interpretation language program at college and pass the ILSAT, and also update my skill every day by study and have more certificates in translation. The benefit for this job is I walked to exercise, I practice my English.  I help people in the community.  I cannot earn my living with this cheap pay but when I getting older and older I may continue to volunteer as an interpreter till I die.  Staying home all day may make me get sick, so this job gets me out of the house and go around the city to learn the truth life of society. That is my “walk and work” day. 

Phuong Hoang

August 2015