Tâm Sự và Thị Phi
Tôi có các bà bạn nếu không hẹn gặp gỡ
trong mall thì các nàng gọi điện thoại kể lễ tâm sự. Có người kể chuyện mình, có người khoe
thành tích các con cháu. Có người
than thở chuyện chồng con dâu rể cháu...Tất cả là tâm tình chuyện
lòng, là trút bầu tâm sự. Có
người lại kể chuyện thiên hạ và chuyện xưa trước khi qua Bắc Mỹ sinh
sống. Những chuyện kể ông này bà
kia tôi gọi là chuyện thị phi. Tâm
sự cá nhân có nhiều khi cùng cảnh ngộ.
Các bà bạn Việt Nam cao niên, nhiều người qua tới bên này là
một hành trình tái sinh. Có mấy
nàng sinh sống ở Cam pu Chia trước đây, cũng 3,4 đời ông bà cha mẹ
sống ở Nông pênh. Tới khi Kmer Rouge
nắm quyền thì tất cả đại gia đình bị chết hết chỉ còn mình sống
sót. Tới nơi xã hội mới mà bóng
hình người thân thiết xưa vẫn ám ảnh hoài vì chết vô tội oan
uổng. Tôi nói kể chuyện thật đời
mình ra cho nhà văn thật - chứ không phải tôi - viết thành sách lịch
sử gia đình cho con cháu biết. Ai
cũng nói: nói làm gì? Tôi nói: nói để tỏ lòng thương nhớ ông bà cha
mẹ, nói ra và sau đó sẽ nhẹ nhàng mà quên. Nói tiếng nói thật của lịch sử để con
cháu tránh chiến tranh sau này chỉ đi xây dựng hoà bình thôi. Con cháu sẽ học bài học vì sao mình
tới đây mà trân trọng cuộc sống đang có.
Hay không muốn nói tới chuyện
đau thương vì xấu hổ vì khi e ngại người ta nghe bị chà đạp giết
chóc hành hạ giày xéo thì nhiều người lại khinh miệt coi thường
mình thay vì cảm thông với hiểu và thương như Quan Âm Bồ Tát như Đức Mẹ. Các bà nhiều khi có lý của các
bà. Tôi có ý khác các chị không
nói chuyện đau khổ gì cả chỉ kể lại tên tuổi ông bà cha mẹ như viết
gia phả dòng họ cho con cháu sau này dể dàng tra cứu nguồn gốc tổ
tiên cũng được, nhất là khi tất cả đã mất hết trong cánh đồng chết
mà chỉ còn mình chị sống sót, nếu không nói ra khó tìm lại cội
nguồn lịch sử gia đình. Cũng có
điều hay là các bà gốc Việt sanh ra trên đất nước khác mà nói tiếng
Việt rõ ràng. Còn con cháu lớn
lên ở
bắc Mỹ lại nói tiếng Việt không được, thì kể cho người viết
lại bằng tiếng Anh. Mỗi năm có
cộng đồng Do Thái kỷ niệm ngày diệt chủng mời người sống sót trong
thời thế chiến II kể chuyện và họ rút bài học lịch sử đau thương để
rồi cộng đồng đoàn kết tiến lên. Cũng
chuyện tâm sự người nào có con cháu thành công tôi cũng xúi kể ra cho
người ta viết sách viết báo cho nhiều người khác học hỏi. Cho cả
cộng đồng cùng hãnh diện chung. Có
nhiều người viết sách rất muốn viết về người tỵ nạn. Tất cả đau thương mà khi vượt qua được
là trở thành sự khích lệ hào hùng cho gia đình cho bản thân mình và
cả cộng đồng. Bà nào cũng lắc
đầu ngầy ngậy, thôi viết chi cô. Có
lẽ tiếng nói của tôi yếu ớt nhẹ nhàng quá không ai nghe. Nhưng ai khác mạnh mẽ có tiếng tăm thì
các nàng sẽ nghe, vì nói ra chuyện gì có lợi nhiều người, khích lệ
người đọc người nghe chuyện vươn lên thì nên nói. Có bà chuyên kể chuyện xưa liên quan tới
mình và các người nổi tiếng hay làm lớn trong chính quyền, các ông
nọ bà kia nhà giàu và sống trong nhung luạ đi xe sang trọng...tôi hỏi
chị mấy chục năm nay ở đây có gặp lại họ không? Vì tôi biết VN sau
1975 ông lớn thành thằng tù cũng nhiều, mà gia đình sang cả đông đúc
tan tác nghèo khổ quá nhiều? Bà
chị cười hè hè chuyện thâm cung bí sử lộn xộn. Mấy chuyện gọi là xì căn đan này làm
giàu cho nhiều tờ báo lắm đó vì nhiều người thích nghe thích đọc
chuyện tiền tài tình tù tự tử ...nên khai thác kiếm bộn bạc làm
giàu đó giống chuyện tài tử hồ ly wút.
Chị này chuyên nói chuyện
thị phi, mà chuyện thay đổi chức tước hay giàu nghèo chỉ là tương
đối. Cũng tuỳ chuyện mà là bài
học đáng học trong đời người. Chỉ
là bài học thôi vì hết cơn bỉ cực tới hồi thái lai. Kinh nghiệm có nói cũng là bài học cho
con cháu trân trọng đời sống mình đang có mà phấn đấu tốt chứ không
sống buông thả mất chí hướng tiến lên.
Tâm sự tơ lòng và thị phi nghe xong phải cho tan vào hư không vì
không phải chuyện mình, bị nhập tâm là tẩu hoả nhập ma.
HMP
July 2015
No comments:
Post a Comment