Biển Xanh
Mỗi khi nhìn bức ảnh
nào có biển tôi nhớ biển Mũi né.
Nơi có nhà của ông bà ngoại.
Có lẽ do tình thương của ông bà nên quê ngoại trở thành nơi đẹp
trong tâm tưởng. Trước đây quê ngoại là
nơi biển vắng, nhiều bờ biển đi hoài không gặp người chỉ có cát biển cây dừa, cây dứa dại, cây xương
rồng, còn nhiều các con còng con ốc gặp ngang đường đi dọc bờ biển. Quê ngoại lúc đó bị gọi là quê nghèo,
làng chài nhỏ. Người làng biết
nhau, chòm xóm nặng nghiã thân tình.
Nghĩ lại thấy lúc đó quê ngoại thật giàu sự êm đềm yên
tĩnh. Sóng nước mênh mang chung
quanh, đời sống đơn giản vừa đủ.
Nhà cửa nhỏ nhỏ người ta hoà hợp với thiên nhiên, biển là
nguồn sống của cả làng. Nước biển
mặn cũng là nguồn thuốc giúp chữa được nhiều bệnh, cứ bơi lội vận
động mỗi ngày cũng khoẻ mạnh hơn. Ngày nay biển cũng là nguồn sống của
làng Mũi Né, nhiều resort sang trọng, nhiều du khách khắp thế giới
thăm viếng. Mũi Né trở nên văn minh
tiến bộ hiện đại với tính cách quốc tế. Ngày xưa cũng văn minh mà văn minh theo
cách khác. Tôi nghĩ ông bà ngoại ở
đó từ 1940 đã gởi con ra thi xã đi học tiểu học, gởi lên Đàlạt học
trung học và học nghề y tá hay sư phạm ở Saigon. Bạn và hàng xóm ông bà ngoại thì còn
gởi con qua Pháp học đại học. Người
xưa đã văn minh cho con gái con trai của mình đi học, khi ra đi ông bà
để lại tài sản có giá trị là sự giáo dục nghề nghiệp cho con cháu. Theo nếp ông bà đã vạch ra các thế hệ
kế tiếp cũng làm vậy. Các ông bà
xưa đã chọn lối sống đơn giản trong vật chất, giàu có về giáo dục
và tình nghiã. Theo tôi đó là nếp
sống văn minh xưa đáng trân trọng. Thời
gian vô hạn cứ trôi đời người hữu hạn.
Trời xanh biển xanh trong tầm mắt nhỏ nhoi của mình cũng bao la. Người xưa nhìn biển cả đặt cho màu xanh
là màu hy vọng. Ông bà xưa cũng đã
ra đi nhưng bên cạnh biển ông bà đã nhìn thấy niềm hy vọng lớn lao vô
cùng tận của biển xanh và trời xanh.
Niềm hy vọng sẽ tiếp tục sống đời cùng con cháu nhiều thế hệ
tương lai. Nếu không vươn lên tự giáo
dục học hỏi và đi tới là mất sự tiếp nối hy vọng và bất hiếu với
ông bà cha mẹ.
HMP
July 2015
No comments:
Post a Comment