Monday, September 19, 2016

Hái Dưa Hấu

Hái Dưa Hấu







Mới sáng sớm thứ bảy có bạn gọi Chủ nhật đi hái dưa hấu ngoài farm.  Nghe thích quá, chỉ được hái trong đúng trong 1 ngày đó thôi.  Mà 12 giờ trưa farm mới mở cửa, như vậy có được vài giờ đi vòng trong ruộng dưa.  Hôm sau người ta cày sạch làm đất chuẩn bị cho vụ mới trồng thứ khác.  Đường đi tới hơn 1 giờ lái xe.  Chủ nhật trời nắng đẹp.  Hai bên đường cảnh nhà cửa cây cối xanh mướt thanh bình.  Ra tới nơi hoa dưa cũng đẹp, trái dưa càng ngon ngọt.  Được một ngày vui đi mót dưa.  Mót là vì dù dưa ngon nằm lăn lóc đầy, vừa chín tới mà không thu hoạch nữa, sẽ cày hết làm phân cho vụ trồng khác.  Mình mót được một xe đem tặng bạn bè và để xay sinh tố uống ngọt lịm.  Năm ngoái cô bạn MH đi hái dưa đem về cho mấy trái dưa.  Cô phải đi từ nhà tới farm khá xa hái xong ghé qua nhà mình, từ nhà cô qua nhà mình 1 giờ lái xe.  Quá công phu và trái dưa trở nên quá quý do tình bạn.  Cô hẹn năm nay sẽ rủ nhiểu bạn cùng nhau đi ra farm hái.  Cám ơn cô bạn MH, nhờ cô bạn nhiệt tình mà mình có ngày vui học thêm chuyện được trồng dưa hái dưa hấu.
HMP





Picking Watermelons
It’s early morning on Saturday, a friend  called to asked us to go to the farm picking melons. I really wanted to go, people were allow to pick the melon for 1 Sunday only. That farm opened at 12pm, so there was a few hours going around in watermelon fields. The next day the farmer cleaned plow tillage to prepare for planting other things. Travel from my house to the farm was more than 1-hour driving, so it took over 2 hours on the road for a round trip.  It’s a sunny Sunday. The road to the farm were beautiful  and peaceful landscape with big houses and green trees.  The melon flowers were beautiful. The melon was juicy when eating. It’s a fun day to pick up “the garbage melons”. Look at the field fulled of lying delicious melon, even the watermelons were pretty, the farmer stop harvesting, they will plow all melons to fertilizer for different crop. We picked up a full trunk of melons, we gave melons to friends.  We blended the melons so we had sweet smoothy melon drinking. Last year MH picking melons then she brought some melons to me. She drove to farm for picking melons then driving to visit my home. Travel to my home over 1-hour drive from her house. So the watermelons from MH were too precious. MH said this year she would invite many friends together to go out to farm picking melons. Thank you MH, thanks to her friendship.  According to MH enthusiasm we went out and had a fun day learning more about picking watermelons and growing melons.
HMP

Sunday, September 11, 2016

Wednesday, September 7, 2016

Nẻo Về

Nẻo Về
Lúc còn nhỏ đâu có bao giờ thắc mắc suy nghĩ già rồi con người đi về đâu, cũng không biết đạo hay theo đạo gì.  Cho tới khi thấy ba má thỉnh tấm ảnh bồ tát Quan Âm về đặt bàn thờ.  Có thêm giỗ kỷ niệm ngày ông nội ông ngoại mất.  Vậy là mình biết ba má theo đạo Phật và thờ cúng ông bà.  Năm mới hai người có đi chuà gọi là xuất hành đầu năm.  Trong năm hai ông bà cũng ít đi chuà,  quanh năm lo làm lụng nuôi đàn con đông đúc thêm hoài.  Ba má cũng ăn chay tháng mấy ngày như rằm và mùng một, vậy là mình học thêm đạo Phật ăn rau quả không sát sinh mà sao không chỉ ăn rau quả mà chỉ ăn chay vài ngày thôi.  Ba má đi chuà thì thầy tặng cho sách báo Đạo Phật, mình ham đọc sách nên mở ra đọc chuyện cổ tích làm ác nói ác hay một chút lầm lỗi sẽ đọa địa ngục, còn ăn ở hiền lành sẽ về niết bàn cực lạc sau khi chết.  Có năm lớp 2 học trường công giáo được học giáo lý cũng xuống địa ngục nếu lầm lỗi nhỏ thôi như nói láo cũng chỉ về địa ngục chịu hình phạt chứ khó về thiên đường sau khi chết.   Khi vào trung học có đọc sách Nẻo Về Của Ý tác giả Thích Nhất Hạnh.  Những cuốn sách của thầy viết văn chương nhẹ nhàng bay bổng.  Chính cuốn sách này tạo cảm hứng đọc thêm nhiều sách Phật khác và còn có ý muốn đi vô chuà tu.  Bây giờ thì hiểu tu tập là tu tâm tu sửa làm mới thân tâm mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.  Khi qua sinh sống ở quốc độ Tây phương cũng mong ước có ngày được gặp thầy Nhất Hạnh.  Mấy năm trước khi thầy và tăng đoàn Làng Mai tới St. Catherine Ontario, mình ở gần mà lại bị bệnh shingles trên mặt không thể đi được.  Mất cơ hội ngàn năm một thuở.  Mỗi năm mình càng già thêm nhiều tuổi tự nghĩ mình đang bước trên đường gần về nhà cuả ông bà cha mẹNhiều khi tự hỏi đi tham dự các khoá tu để biết nẻo mà về sau khi ra khỏi thế giới ta bà này có phải không? Như mọi người thường làm, người ta làm mình cũng làm theo thì mới mong về cõi tây phương cực lạc, có về được không, hay về đâu?.  Có mua bộ sách Phật Học mang theo từ lúc ở Việt Nam để đọc nhưng  nhiều từ Hán Việt và đọc cũng hiểu mà đọc quên trước quên sau.  Học tụng kinh thì đọc chú đại bi chẳng hiểu gì cả và nhiều từ lạ không hiểu nhưng linh chú thì cũng đọc và học thuộc, bây giờ đọc sách và  nghe giảng thì cũng hiểu thêm ý nghiã chú đại bi.  Rồi ba mất má siêng tụng kinh cầu siêu cho ba sáng tối.  Nhưng vẫn chỉ nhìn thấy tụng kinh quỳ lạy, kính trọng chư tăng rồi cúng dường...cha mẹ làm sao mình lớn lên cứ theo đó mà làm lại mà chẳng tìm biết rõ ý nghiã cúng bái lễ nghi trong mọi hành động là sao?.  Có hôm nghe thầy Pháp Hòa giảng rõ tỉ mỷ ý nghiã vì sao cúng hương hoa trái cây và ý nghiã vái lại mới mở trí mình ra một chút.  Càng ngày có đọc thêm sách của các thầy viết tiếng Việt qua internet về đạo Phật, có học  thêm được mỗi ngày một chút.  Sách dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt lại cũng dể hiểu để học thêm.  Như vậy cũng tiếng Việt nhưng có ngôn ngữ hán Việt mà muốn đọc sách Phật cho hiểu thì phải học như học ngôn ngữ mới.  Đối với mình không còn có thì giờ mày mò học chữ Hán Việt này.  Sống ở quốc độ mà ngôn ngữ chính là tiếng Anh, học hiểu rõ tiếng Anh nói viết thông thạo cũng khó lắm mới được. Nên chỉ dành thì giờ học sách Phật bằng tiếng Việt là chủ yếu, đọc thêm tiếng Anh để học từ ngữ Phật giáo bằng Anh ngữ cũng khó rồi.  Mỗi ngày đều học hỏi thêm về kinh sách đạo Phật nhưng học hoài cả đời cho tới chết cũng học không hết đâu.  Ông bà cha mẹ đã ra đi hết, con cháu cũng theo cách ông bà làm là thờ ông bà cha mẹ, đặt hình lên bàn thờ tưởng nhớ, tới chuà cầu siêu.  Mỗi ngày mình dành thời gian thiền và cầu nguyện trước bàn Phật và tưởng nhớ tạ ơn ông bà cha mẹ.  Tới phiên mình chết thì mình đi về đâu đây? Học đủ thứ, đọc sách lung tung tiếng này tiếng kia cho nhức đầu rồi cuối cùng thì mình khẳng định với mình sẽ về nơi những người thương yêu mình.   Vì những người đó đã mang mình vào đời và vui mừng khi mình ra đời thì sẽ hoan hỉ chờ đón mình trở về với họ.  Cho nên rốt cuộc nẻo về của mình là đi về một cỏi với ông bà cha mẹ của mình thôi.
HMP

Wednesday, September 07, 2016

Friday, August 19, 2016

Date of Mother Memory

Ngày Giỗ Má
Hôm nay ngày giỗ má
Con nấu chè hạt sen
Với xôi đậu xanh cà
Thêm trái cây hoa quả
Dâng cúng má, Má ơi!
Má tôi là Canadian nhưng hay than thở lạnh quá, cho nên muà đông bà đi qua Mỹ.  Lúc đầu có 1 người em đi làm việc bên đó, má tôi liền chạy đi thăm ở lại với gia đình em để tránh lạnh.  Nhưng lúc đó em ở tiểu bang Ilinois nên cũng lạnh.  Khi em về Cali má tôi chờ muà đông là chạy về đó.  Có khi má tôi kéo tôi theo vì bà không biết tiếng Anh nên cần người hộ tống, vậy là nhờ má tôi có dịp đi chơi.  Tôi dẫn bà qua rồi ở vài ngày thì về lại. 
Bà thích ra Phước Lộc Thọ với mấy người bạn quen cũ ở Đalat.  Khi xưa mấy bà bận việc nhà con cái và buôn bán làm ăn, chỉ gặp nhau khi có việc như là ngày mở hụi, khui hụi, hốt hụi....hàng xóm cũng chỉ chào hỏi vài câu khi giáp mặt thôi.  Nay già rồi hết việc làm, lãnh tiền già hằng tháng có tiền để xài,  mà người Dalat lại gặp nhau ở nơi Cali thật quý, mấy bà cùng đi chuà đi chợ lại có thì giờ nói chuyện kể lể tâm tình...Má tôi không lái xe nhưng các bác Cali lái xe giỏi chở má tôi tới nhà các bà bạn khác, đón nhau đi chuà đi tới nhà dưỡng lão, đi khắp các chợ ở quận Cam.  Mà đi đâu cũng gặp người nói tiếng Việt vui quá nên ngày nào cũng muốn đi chơi. 
Đôi khi tôi đi theo các bà mẹ vô các tiệm vàng bạc đá quý trong Phước Lộc Thọ.  Tôi cũng mua vài xâu ngọc trai cẩm thạch, dây chuyền vàng đem về cho con dâu và cháu nội.  Tôi có mua cho mình mấy chuỗi cẩm thạch mà chẳng bao giờ đeo, hôm nay nhớ lại xâu ngọc cẩm thạch, đem ra đeo nhân ngày giỗ má.  Sao mà nặng tay nặng cổ thế này, đá thật nên lạnh cổ. 
Má tôi mất ngày 17 tháng 7 âm lịch, sau ngày rằm vu lan 2 bữa.  Mấy ngày này trăng sáng rực ban đêm.  Ngày 16 cúng hoa quả, ngày 17 cúng thêm chè xôi trà nước, ngày 18 cúng thêm bánh rồi vái tạ. Mấy người em cúng cơm.  Má tôi linh thiêng thì mấy ngày này đi vòng quanh thăm con cháu cúng kính tưởng nhớ chắc bà vui.  Khi cha mẹ mất ai cũng cầu cho vãng sanh về cõi A Di Đà, cõi cực lạc niết bàn thiên đường....thì tôi nghĩ khi các ngài đã ra khỏi trần gian thì cũng hết ham thích những dục vọng trên trần thế này.  Tôi cúng chỉ để nhắc mình nhớ ơn và tạ ơn ba má mình.  Nhất là khi đã trở thành ông bà mình cành thấm thiá công ơn sinh thành dưỡng dục của ba má.  Cũng là dịp anh chị em tập trung gặp nhau nhắc lại kỷ niệm vui buồn khi còn thơ bên cha mẹ. Ngày giỗ như vậy cũng là dịp cho con cháu có ngày hội tụ tạ ơn cha mẹ.
Date of Mother Memory
Mother's death anniversary today
I cooked lotus seed
With green bean sticky rice
Add fruit and colorful flowers
Offerings Mother, dear Mum!
My mother was Canadian but moaned it’s too cold, so when the winter came she went to the United States to escape the cool climate.  At first there was one younger brother went to work over there, my mother ran away to visit and stay with his family to avoid the cold.  But that time he worked in  Illinois, the winter there was so cold too. When my brother went to worked in Cali, my Mom was running to Cali too in winter time.  Sometimes my mother got me to go with her because she did not speak English so she needed an escort for stranslation. Therefore thanks to my mother I had a chance to go out of town. I went with her to Cali then stayed a few days then went back to my house.  She liked to go to the Phuoc Loc Tho with some old acquaintance friends of Đalat.  At the time in Dalat they were very busy with their duties of taking care of children, working as trading business.  They only met when the opening day of “hui”, “hui” payment,  “hui” closing day ....neighbours just say hello when meet face to face.  Now they were old, all of their jobs were over, they received monthly senior payments from government, they have money to spend.  The women who were from the same town of Dalat were true happiness when they met each other in Cali. They went shopping, visited many Budhist temples, had time to narrate old stories when they were young in Dalat ... My mom did not drive but her friends were good drivers, so they drove my mom and me around Cali.  They drove her to her friends' homes, or temples, or to visit friend in nursing home. They went around most of the Orange county Vietnamese supermarkets. It was fun to meet people who speak Vietnamese so they would want to go out every day.  Sometimes I followed all the mothers to Phước Lộc Thọ, I went to many jewelry stores in Phuoc Loc Tho. I also bought a few strings of pearls marble, gold chain for gifting my daughter in law and granddaughters. I bought myself some jade necklaces that I didnot wear.  Today I found the jade necklace I wear on this memory day of my mom. I felt a heavy weight on my wrist and neck.  Real jade made my neck cold too.
My mom passed away on July 17 lunar calendar, two days after the full moon of Vu Lan event. There are bright moon light on this event.  On 16 July I would offer fruits. On 17  July I would offer sweet soup, sticky rice and cozy tea.  On 18 July I would offer cake and cookies and more food to immolate. In Cali my little brother family had rice and many foods offering. My mother spirit was happy on these days if she was going around to visit her descendants. All  her 9 children families made offerings in her memorial death day. When parents passed away I thought everyone pray for rebirth in the realm of Amitabha, the realm of nirvana,  or paradise bliss .... I also thought when all of our parents was out of this world they stopped all the human desire to satisfy the bodily needs.  When I make offering any foods, drinks, and flowers on the memory day, I have just reminded myself of gratitude and respect and thank my parents. Especially when I became grandparents I would deeply understand the hardship of parenthood . It was a chance to meet all siblings to recall the happy and sad childhood memories. Such anniversary memory day was also a chance for all descendants to converge for a Thanksgiving Day of Parents.

HMP

Monday, July 4, 2016

Flowers in July


Hoa Tháng Bảy

Tháng năm hoa nhiều nở rộ, tháng sáu có các hoa khác nở tới cuối tháng sang tháng 7, lại có hoa nở, thơm nhất là hoa Kim Ngân Honey Suckle, hoa mọc leo hàng rào, khi cô bạn Ty cho mấy cành hoa trong chậu, tôi trồng sát hàng rào, chỉ nghĩ rằng hoa leo hàng rào và mỗi muà hè mình ngồi trong lều bên hông nhà này sẽ hưởng hương thơm ngát.  Hoa leo qua hàng rào và leo lên cây trắc bá diệp nhà bên cạnh, năm nay hoa leo cao hơn nóc nhà, hương hoa lan toả khắp vườn.  Sáng sớm hay chiều tối ra vườn nghe chim hót ríu rít và mùi hương hoa thơm tho trong không khí cũng làm mình vui vẻ.  Hàng xóm cũng hưởng luôn không khí thơm tho sáng chiều. 



Flowers in July

Many flowers bloom in May, June there were many the other flowers blooming and July there were different kind of flowers blooming.  At the end of June and begining of July the fragrant flowers bloom, especially Honey Suckle flowers.  When my friend Ty gave a few brands of honey suckle in the small pot, I planted them closed to the fence, just thinking of flowers climbing the fence and every summer I would sit in the tent beside the house I will enjoy fragrance. The honey suckle climbed over the fence and climb to the chlorophyll cypress tree of the house next door.  This year honey suckle flowers climbs higher than rooftop, floral fragrance spread throughout the garden. Early morning or evening I went out my garden and listen to the birds chirping and smell sweet floral scent in the air and I am very very happy. Neighbors enjoy the scent air all day long too.

HMP

Monday, July 04, 2016

     

Tuesday, June 21, 2016

Clean Up

Dọn dẹp
Càng cao tuổi thì trí nhớ giảm càng nhiều.  Không biết mức độ giảm này ra sao mà sao mình hay quên.  Tự nhiên chià khoá xe kiếm không ra, nhưng có 2 bộ chià khoá và mình chẳng mấy khi tự lái xe.  Mình đi làm hay “lái xe bus”, nghiã là đi trong thành phố chỉ ra đầu đường leo lên xe bus cho khoẻ thân.  Nhưng cái chià khoá ám ảnh ngày đêm.  Có thể cái túi xách nhỏ làm bằng da giả mềm hay rớt đồ.  Mà không biết rớt nơi đâu.  Vậy là chỉ có cách dọn dẹp nhà cửa để tìm.  Dọn hoài tới khi dọn dẹp mấy cái mũ thì tìm ra cái khoá nằm ngay bên cạnh cái mũ, vậy là rõ khi đem cái mũ từ xe vô nhà thì để luôn cái chià khoá cạnh bên thay vì treo vô cái móc của nó.  Nhân tiện sắp xếp lại closet, lại kêu trời sao mà nhiều áo quần giày dép quá.  Có cái còn nguyên nhãn nghiã là chưa đụng tới mua về rồi áo quyên mặc, giày quên mang còn nguyên hộp.  Nghĩ lại mình đi làm khó nhọc mới ra tiền mà chi tiêu vào chuyện áo quần giày dép 4 muà thật là phí quá.  Dọn dẹp cho gọn nghiã là hốt vô bao xong gọi người ta tới lấy đi.  Cái gì bán garage sale được thì cũng món mua thì bỏ tiền chục tiền trăm nhưng bán thì thành vài đồng xu.  Sách vở nữa, để cho kiếm ra việc mà làm thì phải học và nhìn đống sách thì ra cha mẹ con cái học nhiều vậy sao, mấy kệ sách thỉnh thoảng mấy đứa con hốt đi cho bớt mà sao vẫn đầy lại.  Học mỗi ngày mà biết được bao nhiêu, kiến thức này đi đâu hết rồi? Càng ngày càng quên lãng.  Có  nghiã là tất cả sẽ đi vào hư vô như mình vậy.  Thôi thì cũng dọn dẹp sạch bách chỉ giữ lại những gì cần kỷ niệm.  Đồng thời không mua sắm gì mới cả là xong. Những đồ vật kỷ niệm của ba má mỉnh và những hình ảnh gia đình bao năm nay đối với mình thì quý nhưng đối với người khác thì không có nghiã gì cả, vậy là  thôi thì cứ giữ hết đời mình tuỳ ý con cháu.  Mà vài năm nữa mình vào nhà dưỡng lão thì chỉ có cái giường nhỏ cái tủ bé xíu vừa đủ cho vài ba bộ.  Tháng tháng nhận tiền già của chính phủ cũng chỉ vừa đủ ăn ở.  Vậy là rồi sẽ phải dọn dẹp sạch trơn khi càng già.  Thôi chụp vài tấm ảnh cất vô cái file rồi đồ thiệt thì nó ra đi ra sao cũng xong. Sống ở bên này các bác cao niên mà mình hay gặp gỡ thăm viếng họ cười he he mình đang ở nơi quốc độ siêu xã hội chủ nghiã khi cỏn trẻ, về già là quốc độ vô sản chính cống đó nghe.  Tất cả đồ vật chỉ phục vụ giai đoạn cho bản thân còn tình thương  sự an lạc vui vẻ thảnh thơi mới là quan trọng cả đời.

HMP

Monday, June 6, 2016

My Little Bodhi Tree

My Little Bodhi Tree
I love the bodhi tree, the leaves have the heart shape.  I want to have a small bodhi tree for a long time.  In the summer I went to many green houses to buy flowers to plant in my garden but I did not see any nursery selling this kind of tree.  On Sunday my dream came true.  I got a little bodhi tree from the Little Heron Zen Hermitage.  I was so happy. I thank the Buddhist dharma friend who gave me this bodhi tree.  I put my little bodhi tree in front of the window my kitchen and hope it will grow well and turn into a bonsai.

Sunday June 5, 2016
Tôi yêu thích cây bồ đề nhỏ, lá bồ đề thường có dáng hình trái tim.  Tôi muốn có một cây bồ đề nhỏ trong nhà.  Muà hè nào tôi cũng đi lanh quanh tới các nhà trồng hoa mua hoa về trồng trong vườn.  Cũng để ý những cây nhỏ nhưng không có nơi nào bán loại cây bồ đề nhỏ này.  Hôm Chủ nhật sau khi thiền tập, tụng kinh, nghe pháp, uống trà.  Sư cô ra sau vườn cầm vô mấy cây bồ đề con.  Tôi nói tôi rất thích có một cây bồ đề này lâu lắm rồi.  Có người bạn đạo có 2 cây con và chia lại cho tôi 1 cây.  Tôi vui vẻ nhận nhưng trong lòng vẫn áy náy vì phải họ nhờ sư cô đặt mua mới có mấy cây con này.  Cám ơn người bạn đạo và tôi để cây bồ đề nhỏ trong bếp gần cửa sổ.  Mong là cây bồ đề của tồi sẽ thành cây kiểng bonsai bé nhỏ hoài chứ không phát triển thành cây cổ thụ đồ sộ.

Tâm Hạnh Phổ Hoan.

Monday, May 30, 2016

May 2016


Tháng Năm

Ngày cuối tháng năm cũng là ngày hoa tulip hoa daffodil khô tàn, hoa xanh dương forget me not nở rộ đầy vườn.  Hoa tháng sáu bắt đầu nở, hoa hồng, hoa cúc, hoa mẫu đơn được gọi là hoa phú quý, người ta đặt cho bao nhiêu là chuyện mà bản thân hoa trong vườn thì hoa mẫu đơn cũng như các hoa khác, tới cuối tháng 5  hoa ra nụ rồi nở bung khoảng 2 tuần rồi tàn.  Hoa to thân cao hay hoa bé tí xiú mọc sát đất đủ màu chen nhau trong mảnh vườn nhỏ thì tranh đua cố mà vươn tới ánh sáng trên cao,  chen nhau nở rộ rồi tàn như nhau.  Hoa không tự đặt tên , không nói không hót như chim, khi ánh nắng tràn tới hoa nở toả hương, khi ánh sáng biến đi hoa khép cánh.  Mỗi loài hoa một sắc hương khác nhau chỉ trong vài ngày hay vài tuần rồi khô tàn.  Năm nào cũng trở lại như vậy.  Trồng hoa chăm sóc ngắm hoa thưởng thức hương hoa trong sáng sớm và nghe chim hót trong không gian bình an sáng sớm hay chiều tà là hạnh phúc tuyệt vời.

HMP

Monday, May 30, 2016







Sunday, May 22, 2016

Ngày Rằm Tháng Tư


Ngày Rằm Tháng Tư Âm Lịch

Mỗi năm tới ngày trăng tròn giữa tháng tư tôi kỷ niệm ngày mình được sinh ra đời năm 1956.  Năm nay 2016 vưà được 60 tuổi.  60 năm trong đời mình làm được gì? Từ khi sinh ra tời tới nay mình có nhiều chức lắm. Làm con ba má mình, làm cháu mấy ông bà nội ngoại, bác chú cô dì cậu... Lớn thêm một chút làm học trò cấp tiểu học, rồi đi lên từ từ học sinh trung học rồi đại học.  Xong hết 4 cấp lớp hết làm học sinh thì làm cô giáo.  Bên cạnh việc làm cô giáo là thành bà vợ ông Kim, rồi là mẹ của 3 đứa con, rồi làm bà nội 3 đứa cháu.  Kể ra thì mới thấy mình có nhiều chức quá, chức vụ này là những bổn phận dành cho người phụ nữ mà suốt đời mình làm hoài từ khi sinh ra tới khi nhắm mắt.  Bản thân tự xét lại thì bổn phận nào cũng luôn cố gắng hết  sức chu tất theo cách tốt đẹp nhất mà mình làm được.  Khi còn là con nít bám theo ba má, ba má biểu gì làm nấy.  Lớn lên một chút bắt đầu cứng đầu, cũng làm nhiều việc trái ý hay chưa vừa ý ba má, nhiều vụng về lầm lỗi.  Cho nên ngày nào cũng bắt đầu ngày mới bằng ngồi thiền và lời nguyện cầu tạ ơn và sám hối với ba má.  Cuối ngày tạ ơn ngày an lành tạ ơn tình yêu thương của tất cả người thân.  

Hôm nay được ngồi một mình trong ngày sinh nhật thứ 60 của mình.  Cũng cám ơn tất cả ai chia xẻ ngày vui ra đời của mình Hoàng Thị Mỹ Phương.

April full moon day of the Lunar
Each year at mid-April full moon day of lunar calendar I celebrate my birthday, I was born in 1956. This year 2016 I have just turned 60 years old. What I have been doing in 60 years of my life? From birth till now I have had too many positions. I am the daughter of my parents, the niece of many uncles aunties, grandkid of grandparents ... I grew up then became a primary school pupil, and go up to middle to high school students and college.  Done all 4 grades of education, I became a teacher. Besides the teacher's job I became Mr. Kim‘s wife, then I became the mother of 3 children, then I became grandmother of three lovely girls.  I found myself to have too many positions, these positions are giving me a lot of obligations for a woman to do throughout my life from birth to the day that my eyes close forever. I scanned thoughtfully myself I always try my best to fulfill all my duties as the best way that I can do. As kids follow parents, I did whatever my parents want me to do.  Growing up I became a stubborn girl, I did some of unwanted or not satisfied my parents’ wishes, I have made many clumsy mistakes. So now when my new day begins I spend sometimes to meditate and pray to thank and repent to my parents. At the end of the day I thank for a peace day and love of all my family members.

Today I stay home alone on my 60 birthday. I also thanks to all who shared the happiness of birthday of Hoàng Thị Mỹ Phương.

 

Sunday, January 31, 2016

Bạn cùng lớp


Bạn cùng lớp

Nhìn những hình ảnh lớp 12 A1 BTX nhớ lại quãng đời học sinh sinh viên của mình những năm xưa.  Sau khi học xong lớp 12 ba tôi dẫn ra Huế thi dự bị y khoa trường đại học khoa học.  Ý định của ba là con ráng học bác sĩ về Trại Mát ba có miếng đất cất phòng mạch và nhà bảo sanh để hai má con làm việc vì má là y tá lâu năm rất giỏi về đỡ đẻ và chữa bệnh mát tay, nhất là phụ nữ cần có người chăm sóc sức khoẻ là nữ bác sĩ, nữ y tá...Theo ý ba tôi là bác sĩ thì suốt đời có thu nhập cao mà được mọi người kính trọng.  Thi đậu dự bị y khoa ba tôi rất mừng, đi học được gần hết năm học tới học kỳ 2 thì thay đổi chế độ mới.  Học xong năm 1 dự bị thi rớt vào trường y.  Ba tôi rất thất vọng về tôi, tôi chuyển được qua học năm 2 sinh vật Sư Phạm Huế.   Ba tôi rất giận vì lúc đó ông ra thăm Hà Nội có nghe câu vè “nhứt y, nhì dược, tạm được bách khoa, chó chạy cùng đường mới vào sư phạm”.  Ba tôi hay nói vậy là tôi rơi từ cái tương lai thứ nhứt thành cái cùng cực tệ nhất trong sự sắp hạng nghề nghiệp lúc đó.  Mặc dù cũng có báo chí ca ngợi thầy cô giáo là “kỹ sư tâm hồn” ba tôi vẫn giữ lập trường không có gì tệ hơn chọn nghề “chó chạy cùng đường mới vào sư phạm” của tôi.  Muà hè 1976 ba tôi và tôi gặp ông anh họ của ba là Hoàng Xuân Nhu, bác là chính ủy trường ĐHSP Huế.  Tôi nói với bác xin đổi vào ĐHSP Saigon học cho gần nhà, bác hướng dẫn tôi viết đơn bác gặp ông bạn là hiệu trưởng trường SP xin và được ông chấp nhận ký tên đóng dấu.  Tôi ra Huế xin rút hồ sơ vào nộp phòng giáo vụ ĐHSP Saigon.  Khi gặp ông trưởng phòng giáo vụ lúc đó là ông LL thì ông từ chối.  Tôi chạy ra gặp ba tôi đang đứng ở ngoài nói không được chấp nhận.  Ba tôi nạt cho, “cái gì kỳ vậy ông hiệu trưởng ký đơn chấp nhận mà không cho vô học là sao, phải hỏi cho ra lẽ”.  Nghe ba tôi nóng giận tôi hết hồn chạy vô lại văn phòng năn nỉ chú LL cho tiếp tục học.  Lần này không hiểu sao ông đồng ý.  Xem hồ sơ bảng điểm ông chê học dự bị rồi 1 năm học sư phạm ông tính năm 1 nên viết giấy cho nhập học năm 2 thôi, cầm mảnh giấy mừng được vô học nhưng cũng tiếp tục năn nỉ thưa chú ngoài Huế cháu học xong năm 2 mà chú cho học tiếp năm 3.  Ông không chịu cứ lắc đầu một mực nói cho học năm 2 thôi, tôi đang phân vân mà trong lúc nói chuyện thì có một cô xinh đẹp mặc áo trắng thêu quần tây xanh đậm đi vào, cô ngồi xuống ghế đối diện và hỏi “ chú ơi có bảng phân công tác cho sinh viên tốt nghiệp chưa chú?” Cô nghe chuyện của tôi dang năn nỉ, cô không ngần ngại nói ngay “thưa chú như vậy học xong năm 2 rồi, mỗi năm mỗi khó mà chú thông cảm cho em”  Vậy là ông LL sửa số 2 trong tờ giấy vô lớp của tôi thành số 3 và nói cơ sở khoa học tự nhiên ở trên đường Nguyễn Văn Cừ.   Chỉ trong một tích tắc cho tôi vào tiếp tục lên lớp năm 3 được quyết định bằng con số trên tờ giấy nhận vào lớp nhỏ xíu.  Tôi mừng quá cám ơn và chạy nhanh gặp ba tôi đang chờ, ba tôi vẫn không phấn khởi hơn, có lẽ lúc đó tôi cứ đi học cho có nghề thôi chứ ông chỉ thích nghề y.  Cho tới bây giờ cũng không quên dung mạo người con gái cao gầy thanh thanh nét mặt hiền hoà trong sáng nói giọng miền nam ngọt lịm đã vài lời nói thêm mà tôi được tiếp tục năm học 3 ở sư phạm Saigon.  2 năm học sư phạm Saigon có những người bạn mới và người bạn gắn bó từ đó tới nay thường xuyên liên lạc mà tôi luôn thương mến và nhớ ơn là Thoa.  Vào lớp học mới biết rất nhiều người từ nhiều trường khác nhập vào lớp đó.  Một số người đã có gần đủ tín chỉ để đậu cử nhân của trường Đại học Khoa học Saigòn, một số khác chuyển từ các trường đại học Tây Ninh Cần Thơ Đàlạt về học tiếp.  Tôi biết có 1 người đã có gia đình, có nhiều người tuổi hơn tôi 4 hay 5 năm, Có nhiều người “bị” học tiếp lớp này vì những thay đổi thời thế làm chao đảo mất phương hướng và sự thay đổi trong các trường đại học đẩy họ đi tới gia nhập lớp sinh vật này.  Những lúc sinh hoạt ngoại khoá và thực tập là lúc tâm sự giải bày mới hiểu những người trong lớp hơn.  Khi tôi tốt nghiệp 1978 tôi điền nguyện vọng là về Đàlat thì người bạn thân thương T về Qui Nhơn, và đi dạy ở Mộ Đức Quãng Ngãi, sau đó về dạy Kỹ thuật Qui Nhơn thì tôi vẫn dạy Đàlạt.  Bao năm qua dù đi đâu vẫn thư từ liên lạc, có lần T ghé thăm tôi ở Đàlat.  Rôì khi T lập gia đình và lại trở lại sinh sống ở Saigòn.  Người học lớp sư phạm Huế thì năm 81 có gặp Tử Quy dạy trường trung học Di Linh.  Lớp dự bị khoa học thì có gặp lại BS Hùng chồng cô Bê dạy Hoá cùng trường BTX.  Còn có BS Phạm Xuân Thành.  Ông PXT tốt nghiệp vô Di Linh làm việc gặp anh Kim ở Trạm xuất nhập khẩu Di Linh cho nên mới biết hồi xưa có học chung lớp.  Lâu quá thời đi học đại học chỉ nhớ thế thôi.  Tôi đã di cư đi xa tới Bắc mỹ 1991.  Tôi cũng hết nghiệp làm cô giáo.  Người bạn quý là Thoa cũng thôi làm cô giáo từ khi lấy chồng sinh con.  T vẫn thường xuyên liên lạc và tôi có gặp lại năm 2010 khi về thăm Saigòn.  Rất mong có ngày gặp lại T và những người bạn cùng lớp  Sư Phạm khoá 1978 mà nay có lẽ tất cả đã về hưu.  Bạn học là những người bạn khi nào gặp cũng vui và tràn đầy thương mến.  Học xong trung học, học xong đại học sau này học thêm ở Mohawk college cũng là kiến thức căn bản thôi, khi đi làm học thêm trong công việc và cả đời học hoài.  Có những lớp học chẳng có cái bằng nào nhưng lại là kiến thức đạo đức sống rất quan trọng cho đời mình. 

HMP

Sunday, January 31, 2016




Wednesday, January 6, 2016

Gia Tài Cuả Má


Gia Tài Của Má

Tối qua mơ thấy Má tôi tóc trắng rất đẹp vui vẻ mà còn nói Má có để tiền cho con làm của hồi môn, chắc là hồi môn cho đám cháu gái của Má.  Má tôi đã qua đời 5 năm trước.  Gia tài má để lại cho tôi là một bọc len vụn đủ màu.  Nói là len vụn vì bọc len gồm nhiều cuộn len đủ cở đủ màu, trong đó cũng có những cuộn len còn nguyên đan được cả cái áo nhỏ.  Nhìn mấy cục len là nhớ má mình lúc nào cũng đan, móc crochet đủ thứ áo mũ.  Má còn ở nhà móc mũ kiếm tiền lúc mới qua định cư Canada trong nhiều năm, tiền công móc 1 cái mũ hai ba dollars mà phải móc cả ngày mới xong được 1 cái.  Lúc còn nhỏ gia đình sinh sống ở Đà Lạt nên vùng cao nguyên lúc nào cũng mát lạnh và cần áo len, má tôi đan đủ thứ áo cho con mặc.  Má bắt đầu đan áo từ khi má còn trẻ.  Bà kể thời gian đi học ở Đà Lạt, má có một khoảng thời gian ở Domain de Marie với các Xơ, và thời gian đi học y tá, xung quanh bà nhiều bạn bè đan áo mặc vì lạnh quá, má cũng học đan, lúc đầu đan cho mình sau đó đan cho mối ngoài chợ Đà Lạt.  Có các bà mở sạp ở chợ lầu Đà Lạt cứ ra đó nhận len về đan xong đưa cho họ và lãnh tiền công.  Đan nguyên bộ áo cho em bé sắp sanh gồm áo mũ và vớ, tiền công khiêm tốn thôi mà cũng hăng hái đan, đi đâu cũng mang theo giỏ xách có cục len và kim đan, tận dụng đan ở mọi chỗ và bất cứ phút giây giờ giấc nào thuận tiện.  Không biết má tôi còn đan gì nữa để kiếm thêm tiền lúc còn học sinh. Nghe Má kể chuyện đan len tôi hình dung bà rất khéo tay vì khi tôi bắt đầu biết nhận xét thì có những chiếc áo len má tôi đan cho em bé sắp ra đời rất đẹp.  Có hai cái áo len màu xám nhạt mà má tôi đan cho Ba tôi, Ba tôi không mặc nữa nên lúc đó má tôi cho cậu mợ lúc cậu tôi đi dạy ở Đà lạt.  Cậu cũng không mặc nữa vì áo quá cũ bị đính mực đỏ vài chỗ.  Cậu mợ lúc đó mới có hai cô gái nhỏ Lychi và Lyem.  Mợ tháo áo len ra, giặc sợi len, phơi khô, cuộn lại rồi đan thành nhiều đôi vớ cho con gái. Tối tối mợ mới rảnh ngồi đan, trước khi đi ngủ.  Mợ vừa tháo áo cũ vừa kể chuyện.  Áo len có những chỗ khó tháo, mợ tôi cười Má cháu đan kỹ quá, lúc đó má cháu mới quen ba cháu chắc yêu dữ lắm nên má cháu mới đan áo này từng mũi cẩn thận kiểu cọ cũng nhiều, áo em đan cho anh mặc cho ấm tình đôi ta ha ha ha….” thỉnh thoảng mợ cắt bỏ rồi tháo rồi nối.  Mợ kiên nhẫn tháo rồi mợ nhờ tôi cầm giúp để mợ cuộn thành cuộn to cho dể ngâm nước giặc cho thẳng sợi len, sau đó phơi vài nắng cho khô rồi lại cuộn thành cuộn nhỏ rôì mới bắt đầu đan.  Tối mợ vừa đan vừa kể chuyện.  Mợ vui tính nên chuyện mợ kể lúc nào cũng vui.  Sau này tôi mới nghĩ ra mợ chỉ chọn lọc chuyện vui mà nói.  Chuyện gì buồn mợ không nói cho nên tôi chỉ nghe mợ kể chuyện khôi hài thôi.  Đó là lúc cậu đi huấn luyện chuyên môn vắng nhà, cậu là thầy giáo muà hè nào cũng tập trung huấn luyện chuyên môn với đồng nghiệp một nơi nào do bộ giáo dục chọn nên có năm phải đi xa.  Lúc cậu ở nhà thì mợ bận lo cho cậu nên không có nói hay kể chuyện nhiều.  Nhưng hai chiếc áo len cũ đan lại thành cả chục đôi vớ ngắn dài cho em bé thay đổi ấm chân.  Tính ra thì Má tôi đan áo đó hơn mười lăm năm mà rồi mợ vẫn tận dụng các sợi len đan thứ khác là mợ tôi và má tôi đều giỏi.  Len mới đan thành áo mới nhưng khi áo len cũ rách thì tháo áo cũ ra đan lại thành áo mới khác hay không đan áo thì đan  những thứ khác như khăn quàng, găng tay, vớ, mũ.  Cách này thì các bà mẹ đã tiết kiệm mà các con cháu cũng vẫn có áo mới mặc.  Mỗi khi nhìn tấm ảnh đứa em thứ mười mặc áo len ôm phần thưởng cuối năm là tôi nhớ má tôi đã tháo mấy cái áo cũ của mấy đứa anh nó mới bỏ phần len mục rồi chập lại hai sợi cho dày đan thành chiếc áo này cho em mặc ấm đi học mấy năm.  Má tôi lúc đó vừa bán hàng trong tiệm của mình vừa làm nghề y tá, vừa phải nấu nướng mà vẫn đan áo cho con nữa là má tôi làm không nghỉ tay.  Má đã tận dụng mọi lúc mọi nơi để đan.  Má tôi đã dạy tôi đan khi học lớp 1, thấy má đan cũng đòi đan vậy là tôi nhớ má tôi cho tôi đôi kim đan nhỏ và cục len rồi dạy cho đan mũi xuống Tôi bắt đầu tập đan một miếng vuông nhưng vụng về chỗ to chỗ nhỏ không biết lúc nào thêm ra bớt vô cho nên sau đó thì chán không đan nữa.  Đến lớp 3 thấy má tôi móc áo thì cũng thích học và má tôi chỉ cho làm sao bắt đầu móc và cũng không biết nhiều nên thói trẻ con ham chơi lại chán không tiếp tục.  Bây giờ nhìn túi len gia tài má để lại tôi lại tiếp tục đan móc và mỗi khi đan móc thì nhớ lại má mình.  Má tôi đã ra đi năm má 77 tuổi.  Mấy năm qua rồi và từ khi tiếp tục đan móc tôi cứ nhớ má mình đã có hai bàn tay khéo léo.  Tôi lại bị cứng khớp nên vận động đan móc cũng là cách tập thể dục cho hai bàn tay mỗi ngày.  Hôm nay kỷ niệm 5 năm ngày má đã ra đi nhưng thật sự má tôi đâu có đi đâu xa mỗi khi nhìn mấy cuộn len lại thấy như má còn ngồi đó đan từng chiếc áo cho con cho cháu. Chuyện dể dàng tưởng như đơn giản nhưng thật ra với người bận rộn lo toan làm lụng nuôi gia đình  như Má tôi thì giỏi mới làm được vì đâu phải ai cũng đan được.  Đan nhiều kiểu mà thành áo thành mũ...không phải dể dàng.  Có hôm gặp bà bạn chung building với má tôi, bà hỏi thăm biết má tôi đã mất.  Bà chỉ cái áo len đang mặc nói chính má tôi đã đan tặng bà cái áo này.  Đan móc trong lúc coi tivi để vận động các ngón tay và tận dụng thời giờ của mình.  Đời bà mẹ thì cũng giống như cuộn len, còn con cái chính là áo len, cuộn len cạn thì thành áo len đẹp.  Mẹ làm xong nhiệm vụ và ra đi để lại những đứa con tiếp tục nối tiếp đời sống.  Tôi cũng đang đi tiếp đời má mình, mỗi khi đan nhớ mình có tới 3 cô cháu nội nhỏ.  Nhưng nghề đan len này không biết hết đời mình có truyền dạy lòng yêu thích đan móc cho tới cháu gái mình được không.  Hay là gia tài đan móc của má tôi sẽ ngừng ngang đời tôi thôi.  Vì tôi đã dùng hết bọc len của má tôi để lại rồi, tôi móc cho mỗi đứa cháu một cái mền và áo poncho làm kỷ niệm.

HMyPhuong