Wednesday, December 10, 2014

December 12


Happy Birthday To Me

Từ khi đi học tôi biết mình sanh ngày 10 tháng 12.  Đó là ngày tôi sinh ra trong giấy khai sanh vì mỗi năm tới ngày rằm tháng tư âm lịch má tôi nhắc ngày này là ngày má sinh ra con, ba con nói ráng qua ngày nữa rồi sanh em bé vì em bé sanh ngày rằm này sẽ thông minh nhưng khó nuôi lắm.  Má sanh tôi lúc 11 giờ 30 đêm tức là má đau bụng hai ba ngày liên tục không nín thêm 30 phút cuối cho qua ngày 15 được mà em bé ra ngày 14.  Như vậy tôi có ngày sanh thật là ngày má tôi phải chịu đau sanh ra mình và ngày sanh trên giấy tờ.  Nhưng năm sinh thì không khác mà cùng một năm thôi, năm bính thân 1956.  Tôi tìm hiểu tại sao ngày sanh trên giấy khác ngày sanh thật là vì ba má tôi quen nhau cưới nhau ở Đàlạt, sanh con xong đi về làng Truồi cất nhà trên đất của ông nội rồi mới đi làm thủ tục giấy tờ hộ tịch.  Cho nên khi khai lí lịch thì sanh ngày 10 tháng 12 tại Thừa Thiên.  Ngày sinh thiệt là ngày rằm tháng tư âm lịch hay là ngày 24 tháng 5 đương lịch, ngày nào thì tôi cũng nhớ ơn má mình chịu đau lắm mới sanh ra mình, và ba mình đã sung sướng khi lần đầu ẳm mình trong tay.  Mà có lẽ ba tôi nói đúng vì sanh ra nhằm ngày rằm nên tôi là đứa khó nuôi, bé nhỏ và hay đau ốm làm nhọc nhằn cha mẹ nhiều lắm. Tôi là đứa không lanh lợi mà chậm chạp đủ thứ, nhưng cũng có chút thông minh như ba tôi tiên đoán, mà cũng nhờ ba má thúc đẩy nhiều lắm nên cái thông minh đó mới phát ra,  cho nên tôi mới học hết lớp cấp 1, 2, 3, và học xong đại học, nói được 2 thứ ngôn ngữ cần thiết cho sinh sống mỗi ngày.  Mừng ngày sinh nhật tôi mỗi năm tôi có khi mua cho mình một món gì mà mình thích, tự thưởng mình đã sống tốt suốt năm qua. Tôi không làm bánh làm tiệc trong ngày sinh của mình mà tôi mua hoa đẹp và đặt trước ảnh ba má tôi, cám ơn má sanh con nuôi con với bao khó nhọc và con hứa sẽ trả hiếu cho ba má bằng cách luôn nối tiếp cuộc sống tốt đẹp của ba má lo cho gia đình con cháu, và tới khi gặp lại ba má trong cõi thiên đường là vui vẻ hạnh phúc mãn nguyện.   Chỉ khi nào làm mẹ thì mới thấu hiểu nỗi đau lúc lâm bồn và niềm vui mừng sau khi con ra đời toàn vẹn khoẻ mạnh, càng già mới càng thấu hiểu tình thương và công khó của cha mẹ mình.  Đồng thời cũng thấu hiểu cái khổ của người không cha mẹ.  Kỷ niệm một năm một lần ngày mình được ra đời thì ngày thiệt hay ngày trên giấy tờ, ngày nào cũng là ngày tốt ngày vui đáng nhớ của riêng mình.  Ngày sinh nhật 58 của mình nhìn kỹ thì mình cũng đã qua thời gian thượng và trung niên mà đang trong giai đoạn hạ niên nghiã là gần hết đời rồi.  Ngày sinh nhật tôi xin tạ ơn ông bà cha mẹ, tạ ơn gia đình, cám ơn bạn hữu, tạ ơn đời với tất cả tấm lòng mình.

HMP

Dec 10, 2014


Tuesday, November 18, 2014

Phương Hoàng’s Cook -Butternut Squash Stuffing

Phương Hoàng’s Cook

Butternut Squash stuffing.

This time of year, there are a lot of squashes and pumpkins. Butternut squash has sweet flavor.  Butternut squash also has a lot of nutrients that benefits your health.  There are many delicious dishes to use butternut squash to cook.  It’s easy to peel but I would use the whole squash to cook Butternut Squash stuffing.

 
I-Ingredients:

1 small butternut squash

½ pound of ground turkey

1 egg

1 tablespoon chopped onion

Seasoning: Sugar, salt, black pepper

Some leave of fish mint

II- How to cook:

Wash then cut the squash in two pieces for a cover and a cup, scoop out the seeds. 

Mix the ground turkey with egg, chopped onion, salt, sugar.

Stuff the cup of squash

Option: You can use ground beef, chicken, or pork.  Veggie stuffing use chopped tofu.

III-  How to cook: steam the stuffing squash 15 - 20 minutes.
IV-  Serve: Deep fried some rice noodles and use the fish mint leave of garnish

 Have fun and enjoy your food!


Sunday, November 16, 2014

First Snow


 

Tuyết Đầu Muà

Mới vừa tháng giêng đó

Tới liền tháng mười một

Hôm nay tuyết nhẹ rơi

Bông trắng khắp khung trời

Trong vườn hoa vẫn nở

Cỏ cũng còn xanh tươi

Lá vàng bay trong tuyết

Phật tự tại mĩm cười.

HMP

15 Nov 2014






Monday, November 3, 2014

Lá Muà Thu


Lá Muà Thu


Muà thu năm nay được có duyên lành du hành vòng quanh Ontario, tháng chín khi mới chuyển muà thì được đi một vòng từ Hamilton tới thành phố phía bắc là Ottawa và Montreal.  Lái xe đọc đường cũng được nhìn muà thu tới trên cây lá bắt đầu đổi màu màu vàng đỏ.  Tuần qua còn theo ban văn nghệ chuà đi vào rừng thu xem lá rụng, nước chảy.  Ở Hamilton có mấy chục cái thác nước mà muà thu vào gần thác mới thấy rừng thu xào xạc lá bay đủ màu.  Có bà con từ xa tới thăm xứ này cũng thêm cơ hội đi thăm viếng và tháp tùng bà con mà đi chơi xuống phía nam tỉnh bang tới thành phố Windsor.  Cứ ra khỏi nhà là hai bên đường cây lá xanh vàng đỏ nâu cũng mê rồi.  Có người say mê lái xe đi nơi này tới nơi khác không biết mệt.  Cả tuần làm việc hay chúi nhủi trong hãng xưởng không thấy mặt trời nhưng hai ngày cuối tuần thì chạy xe cả ngàn cây số đi chơi không mệt mỏi.  Có lẽ khung cảnh cây cỏ hoa lá rừng núi đẹp quá mà khi ngắm nhìn thì sảng khoái nhẹ nhàn thâm tâm bổng thanh thoát. Có nhiều bài thơ tả cảnh thu ngày xưa học trong sách nhưng chưa bao giờ được chứng kiến hình ảnh thật thì giờ đây bước vào rừng thu là

Lá thu rơi xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô.

Bài thơ của Lưu Trọng Lư năm xưa đó em không nghe muà thu, bây giờ bạn bè rủ nhau vào rừng thu nhìn thấy muà thu trong cây cỏ hoa lá, cả không gian trời đất vào thu tuyệt vời.

HMP

10/10/2014

 




Saturday, October 4, 2014

Hẹn Hò Ở Mô


Hẹn Hò Ở Mô

Bạn bè đồng hương muốn gặp gỡ thì trong thành phố có nhiều nơi,  cuối tuần đi chuà hay nhà thờ cũng không hẹn mà gặp.  Muà hè nhiều gia đình, nhóm bạn hay hẹn gặp ở công viên thắng cảnh cùng nhau sinh hoạt vui chơi cả ngày.  Có khi bạn bè muốn gặp nhau hẹn ra thương xá có đủ dịch vụ.  Thương xá ở đây quá đẹp, nhiều cửa hàng trưng bày hàng hoá, trang hoàng đẹp sáng choang hấp dẫn người tiêu thụ, lối đi rộng rãi tha hồ đi bộ, thêm nữa muà đông thì có sưởi nên ấm áp, muà hè có máy lạnh nên lúc nào cũng mát mẻ.  Ở đây mới biết bốn muà nóng đổ lửa, lạnh cắt da đông đá luôn, nắng gay gắt, gió mạnh vần vũ, dù gì cũng không lo khi vào trong cái nhà chợ to lớn gọi là thương xá này.  Thương xá có đủ cửa hàng bán đủ loại y phục, tiệm thuốc, mỹ phẩm , nhà hàng bán đủ loại thực phẩm v.v...chỉ cần ra thương xá là mua sắm đủ thứ đi dạo chơi ngó thôi gọi là window shopping cũng được.  Đường đi tới cũng thuận tiện, đi xe bus thì trạm xe ngay bên cạnh, cho dù không rành tiếng Anh thì các người mới nhập cư cũng rành rọt đường tới thương xá.  Lâu lâu tôi cũng hẹn mấy bà bạn gặp nhau đi lòng vòng trong thương xá.  Có bửa không hẹn gì cả chỉ thuận đường ngang qua thương xá thì cũng gặp vài bà bạn, vì mấy bà ở nhà không làm gì ngày nào cũng ra thương xá đi bộ một mình, đi bộ cả giờ rồi uống cà phê hay uống trà Tim Horton. Ở thành phố Hamilton có nhiều trung tâm thương mại lớn, chỗ chúng tôi chọn làm điểm hẹn nằm ngay trung tâm thành phố là thương xá mang tên vị thị trưởng Lloyd D. Jackson Square, trong thương xá này có thư viện rộng rãi mấy tầng tha hồ đọc sách,  thương xá nối với City Centre 3 tầng trên tầng cao nhất này có trung tâm dạy tiếng Anh cho người mới nhập cư. Nhà nước tạo mọi điều kiện cho dân mà đặc biệt là di dân mới tới trong thành phố học hỏi hội nhập dể dàng, sống vui vẻ hạnh phúc.  Càng ngày càng có nhiều chương trình khuyến khích người dân khắp nơi đến đây du lịch du học, hay đến đây thì ở lại đây đầu tư sinh sống cùng góp sức xây dựng thành phố thành nơi lý tưởng tốt nhất để sống và nuôi dạy con cháu phát triển tương lai giàu đẹp.  Trong thư viện có các phòng họp cộng đồng, nơi đây nhiều cơ quan tới tổ chức workshop thuyết trình hội thảo, tôi gặp các đồng hương VN ở các buổi workshop này là họp hội thảo sức khoẻ hay dịch vụ xã hội.  Các nhân viên làm việc người bản xứ nói tiếng Anh, tôi là người thông dịch nói tiếng Việt.  Nhờ cách thông dịch mà gỡ bỏ được rào cản ngôn ngữ, người dân nhập cư hiểu rõ các đề tài nói chuyện.  Sau nhiều buổi gặp gỡ cộng đồng thì tôi được quen nhiều ông bà bạn trung niên và cao niên nói tiếng Việt. Người nhập cư trung niên qua đây làm lụng hãng xưởng mươi năm sau tới tuổi hưu lãnh lương hưu và tiền già, rảnh rang hay ra thương xá đi bộ mua sắm, tham gia hội thảo học hỏi.  Người trẻ ít gặp trong các cuộc hội họp này vì họ đi học ở trường, người trung niên đi làm hãng xưởng cũng ít gặp, họ không có thì giờ tham gia ngoại trừ bị mất việc.  Qua công việc tiếp xúc tôi quen nhiều bà sống cùng thành phố.  Những người mà tôi quen biết nói tiếng Việt nhưng cũng từ nhiều nước Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, Thái, Cam Bốt di cư tới đây.  có mấy bà đặc biệt cùng có tên giống nhau là Muối.  Mấy bà bạn Muối của tôi, một người từ Chợ lớn, một người từ Nông Pênh, một người từ Hải phòng, một người từ Quảng Ninh. Vài bà nữa từ Cà Mâu Rạch Giá.  Hai nàng Muối phía Bắc Việt thì sau mấy đời sinh sống ở VN họ trở về Trung quốc cuối những năm 1979 – 80.  Sau đó di cư tiếp qua Hamilton.  Nàng nào cũng trên 70, có bà xấp xỉ bước qua ngưỡng cửa 80 mà vẫn khoẻ mạnh, trang phục áo váy lịch sự, nữ trang đeo toàn vàng  thiệt 24 cara, vòng ngọc xanh biếc. Các bà trông trẻ trung vui vẻ không thể nhìn qua mà đoán chính xác số tuổi thật nhiều như vậy.  Các bà đã nhiều năm lo chăm sóc chồng con cháu, lo chạy vạy làm lụng cơm áo nay lãnh lương già của chính phủ.  Làm đủ mọi nhiệm vụ với gia đình thì có người giờ là goá phụ sống độc thân.  Đó là lí do ở nhà chẳng có gì làm nữa, ra thương xá đi bộ lòng vòng tập thể dục cho cứng chân chờ ngày đi sum họp với người yêu với cha mẹ tổ tiên.  Nhiều ông bà tới tham gia hội họp là cha mẹ mới đến những năm sau 2000 do con bảo lãnh.  Nhập cư vài năm sau là đổi mới, đa số mập mạp ra, dung mạo đẹp đẽ da dẻ sáng ra trẻ trung hơn, áo quần lịch sự sang trọng.  Chỉ có tiếng Anh học hoài không thấm vào đâu thôi.  Phần đông ở lâu thì bề ngoài có thay đổi chớ bên trong thì không, cho nên mâu thuẫn với các con cháu lớn lên hay sinh ra bên đất này càng tăng.  Tôi hay thân thiện với các bà vì mình là phụ nữ nên gần các nàng, các nhân viên thông dịch nam sẽ giúp các ông.  Mỗi bà một bồ tâm sự riêng, gặp tôi là xổ ra đủ thứ chuyện xưa chuyện nay, chuyện sức khoẻ phụ nữ cao tuổi và cao máu cao đường cao huyết áp,  chuyện chồng con cháu chắc.  Tôi gật gù nghe, người xả được uất ức bao năm cũng thoải mái mà người nghe cũng được tin cậy lắm họ mới nói, nên im lặng lắng nghe.  Kể chuyện thì người ta hay nhớ kể chuyện khổ chớ chuyện sung sướng thì người ta giữ cho riêng mình biết, hoặc người ta quên không nhớ để mà kể lể.  Nhiều khi chọn cách nghe tai này tuôn qua tai kia ra luôn vào hư không cho khỏi bị stress theo những câu chuyện đời buồn nhiều hơn vui.  Đa số gặp nhau trong thương xá các bà đi dạo chơi ngắm hàng hoá, lựa hàng thử áo quần mới đang hạ giá, muốn mua thì mua, không thì trả lại người ta cũng không trách móc. Ăn uống thì có đủ thực phẩm khắp thế giới, cà phê nước trà nước ngọt đủ vị khắp năm châu tự chọn, muốn ăn uống thức ăn Ý, Ấn, Mỹ, Nam Mỹ, Mễ, Tàu, Thái, Việt... cũng chỉ vài dollars là no bụng.  Người gốc Việt muốn ăn món chả giò phở cơm mì hủ tiếu có đủ.  Ăn uống thoải mái giá rẻ rồi mà bạn bè tâm sự đủ thứ chuyện.  Thương xá mà tiếng Anh là  “mall” phát âm giống như chữ “mô” tiếng Việt, chuyện kể trong “mô” gởi lại chỗ mô mà tốt nhất bằng gởi lại trong “mô” ni.  Chuyện nói ra xong thành chuyện xưa rồi cứ thảnh thơi quên hết mà phơi phới chia tay bạn ra về.  Nhóm bạn tôi ai cũng vui vẻ hẹn hò ở “mô” là vậy đó.

HMP

03 Tháng Mười 2014


 

 

 

 

 

 

 

Thăm Viếng


Thăm Viếng

Hai ngày cuối tuần dự báo thời tiết sẽ có nắng hanh vàng đẹp,  hơi se lạnh buổi sáng nhưng ấm áp vào buổi trưa.  Thứ bảy sáng sớm đường vắng vẻ, hai người leo lên xe chạy một mạch từ Hamilton tới Ottawa thăm cháu.  6 giờ sáng khởi hành tới trưa tới nhà con trai, gặp 3 đứa cháu nội và cùng nhau ăn trưa.  Chiều 3 giờ đi tiếp qua Montreal thăm chú thím.  Chú là em Út trong 5 anh em trai của ba tôi.  Chú hơn 80, thím cũng quá 70, Ba tôi rất thương anh em của mình.  Khi ba còn sống ba hay tâm sự kể chuyện anh em ba khi còn nhỏ cùng đi học trường làng, ông nội mong ước con trai Út học làm thầy thuốc vì khi chú mới sinh ông có lấy tử vi của chú nói là người con Út này nếu lớn lên nếu làm thầy thuốc sẽ là “thầy thuốc mát tay”.  Ba tôi kể khi ông nội bị bệnh, trước khi mất ông nói muốn con trai Út làm thầy thuốc giúp ích cho đời.  Vậy là thương cha anh em cùng nhau cố gắng thực hiện ước mơ của ông.  Các người anh đã lớn ra đời đi làm khuyến khích em nhỏ đi học.  Ba tôi kể chuyện chú đi học ở ký túc xá cũng cực lắm. Mỗi khi ba vô thăm chú, đường đi xa khó thường xuyên gặp thăm nhau, anh em cũng ít có thời gian bên nhau tâm tình, chú khóc mỗi khi gặp anh lâu quá mới tới thăm.  Những giọt nước mắt của chú có lẽ đã thấm đậm trái tim ba tôi.  Lời trăn trối của cha những giọt nước mắt của em làm động lực cho người anh trai vượt qua những khó khăn phấn đấu làm việc, còn người em chịu khó chịu khổ học ngày học đêm, cả anh em cùng đồng lòng trả hiếu cho cha bằng cách sống thương yêu chăm lo cho nhau.  Các anh em đã làm tròn ý muốn của cha khi chú tốt nghiệp trường Y Saigon năm 1964.  Trong album gia đình tôi có tấm ảnh cưới của hai người trẻ mặc y phục truyền thống Việt Nam thật đẹp.  Ba tôi quý tấm ảnh này và cất giữ mấy chục năm.  Sau này có dịp trao tấm ảnh lại chú thím tôi mới ngộ ra ba mình đã thương anh em ba không thể nói hết và đặc biệt tình thương dành cho em Út của ba thì không có lời nào mô tả được.  Gặp lại chú thím vài ba giờ ngắn ngủi nhưng được nghe chú kể khi chú tốt nghiệp tú tài ba tôi đã đến lễ tốt nghiệp của chú bồng chú lên mà nói là “anh sẽ nuôi em học ra bác sĩ”.  Cũng là một lời động viên của người anh thương em.  Chú đã là thầy thuốc giỏi suốt 50 năm qua.  Giờ đây ba tôi và các bác đã ra đi về sum họp với ông bà nội.  Chú là người chăm sóc mồ mã ông bà và từ đường.  Tôi hình dung ông nội tôi chắc vui vẻ khi gặp các con vì ba tôi và các bác đã thực hiện được ý muốn của ông.  Tâm sự chuyện gia đình, kể chuyện học hành  làm việc của các con của mình là trình với chú thím gia đình mình tiếp tục sống làm việc chăm lo cho con cháu theo ước muốn tốt đẹp của ông bà cha mẹ.  Ăn một bửa cơm tối với chú thím và gặp các con cháu của chú thím xong chúng tôi còn thăm gia đình hai người bạn đồng nghiệp là thầy cô giáo ở Đàlạt.  Nhà bạn ở Đàlạt cùng trên con đường Nguyễn Văn Trỗi.  Cùng di cư năm 91 qua quê hương mới, gia đình anh chị H B qua Montreal, ở cách xa nhưng thỉnh thoảng vẫn liên lạc thăm viếng, hai anh chị đang trông chờ cháu ngoại ra đời tháng tới.  Hai người vui mừng trông chờ được lên chức ôn mệ, được ẳm cháu trong tay là sung sướng lắm.  Hai bạn ở VN thì hưu rồi nhưng ở xứ này thì vẫn vui vẻ đi làm dài dài nhiều năm nữa. 

Theo gương chú thím là bậc cao niên đi trước tuổi trên 70 và 80 thân thể thon gọn và vẫn nhanh nhẹn sáng suốt đi lại mạnh khoẻ, chú nói cứ tiếp tục làm việc hoạt động sẽ khoẻ hoài.  Tôi nghĩ thêm đi đây đó vừa ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp vừa học hỏi thêm cái hay cái mới sẽ không sợ bị bệnh lẫn trí.  Hai chú thím vẫn ngồi máy bay 24 giờ từ VN sang Canada thăm con cháu, như vậy ăn uống đơn giản theo ẩm thực Việt Nam rất lành mạnh.  Chú thím chính là bài học sống động mà con cháu noi gương theo.  

Hai ngày cuối tuần đi xa 1500 Km để gặp con  gặp cháu nội, chú thím, bạn hữu thân thương.  Đi sớm gặp hên xa lộ tốt không kẹt xe, hai bên đường nhiều cây lá đổi màu vàng đỏ nâu, có cây lá vẫn màu xanh quanh năm cho nên tạo thành màu sắc thật đẹp.   Khi cần nghỉ thì mấy cái “quán bên đường” thuận tiện tấp vào đỗ xăng và ăn uống. Tối đến ở lại “quán nữa đêm” là mấy cái khách sạn đầy đủ tiện nghi, tự do và thẳng giấc khoẻ khoắn.  Đi chơi xa nhưng vẫn thoãi mái vui vẻ.  Cám ơn quê hương mới của mình.

HMP

29/09/2014





 

Friday, September 26, 2014

Muà Thu Bắt Đầu


Muà Thu Bắt đầu

Ngày 23 tháng chín chuyển muà từ mùa hạ nóng sang thu, năm nay trời muà hè không nóng lắm cho nên sang thu thì gió nhiều mà trời không lạnh lắm trong mấy ngày chuyển mùa.  Buổi sáng nhìn qua cửa sỗ thì có sương mù sau đó thì nắng vàng rực rỡ.  Đi bộ trong nắng gió cũng hay.  Khi nào ra đường nhìn sương mù, trời mát lạnh nhẹ nhàng lại nhớ Đà Lạt năm xưa.  Khi còn nhỏ ở Đàlạt, những năm thuộc thập niên 60 thành phố không nhỏ vắng đèo heo như thị xã Gia Nghĩa, hay Buôn mê thuộc.  Đi dọc con đường Võ Tánh lúc đó còn đồi thông, đồi cù cỏ xanh lúc nào cũng đẹp và tự do dạo chơi.  Nhiều con đường có nhiều biệt thự thật đẹp, cách nhau bằng những hàng cây thông hay hoa lá cũng thật đẹp.  Đi quanh hồ Xuân Hương cũng thanh vắng.  Vào vườn hoa cũng yên tĩnh ngắm hoa.  Đàlạt thật bình an và tây phương so với các nơi khác.  Nhiều trường tư thục công giáo cũng xây dựng cho Đàlạt nền giáo dục tốt mà các cha mẹ từ nhiều nơi gởi con về Đàlạt học.  Càng ngày Đàlạt càng thay đổi, khí hậu nóng hơn, cây thông trong thành phố trở nên hiếm, nhà cửa đông đúc chen chúc, cuộc sống Đà Lạt cũng căng thẳng theo nhịp sống của các thành phố khác khi đổi đời.  Cuộc sống thành phố không còn cảm giác thanh bình êm ả như xưa nữa.  Mình cũng đổi đời khi di cư ra khỏi Đà Lạt năm 91 đến Hamilton bên ngũ đại hồ.  Đến nơi mới có khung cảnh đồi núi cây cối nhà cửa và thành phố bên cạnh hồ, sự bình an yên tĩnh giống Đà lạt năm xưa khi còn nhỏ.  Khác là bên này 4 muà và muà đông dài.  Mỗi khi mùa xuân về lại nhớ Đàlạt khí hậu muà xuân quanh năm.  Năm 2008 khi đi thăm Paris thì lại nhớ Đà lạt, Đà lạt có bóng dáng của Paris, thanh bình lịch sự, đi mua bánh mì baguette lại nhớ bánh mì Vỉnh Chấn Đàlạt.  Năm 2010 lại có dịp về thăm ĐàLạt mấy ngày.  Đàlạt nóng bức, phố xá đông vui hơn xưa và đi quanh thành phố không còn cảm giác êm ả.  Bụi nhiều quá, nóng quá, ồn ào quá rồi.  Nhưng rồi vẫn luôn thương nhớ thành phố Đà lạt và cũng tạ ơn ba má mình đã chọn thành phố Đà Lạt nuôi dạy con giáo dục con sau khi đã cùng nhau sống qua thời gian ngắn ở các nơi khác.  Sau khi kết hôn ở Đà lạt hai người đã cất nhà ở làng truồi, qua Buôn mê thuộc, tới Quảng Đức lập nghiệp rồi cuối cùng chỉ chọn Đàlạt sinh sống.  Đàlạt bây giờ là quê hương xa là kỷ niệm của cả gia đình.  Tuổi tác càng cao thì chỉ có đi tới, càng đi tới thì càng xa rời nơi chốn ban đầu.  Nhưng tình thương đối với nơi chốn ban đầu sẽ đẹp mãi sống động mãi. 
Đó là kỷ niệm đẹp của người xa Đà lạt. 
HMP
Sept 2014
 

Tuesday, September 2, 2014

Chính và Phụ


Đàn bà con gái là Phụ Nữ.

Phụ là không chính, nữ chỉ cho giới tính của con gái đàn bà.  Vì là phụ nữ cho nên luôn phải nhớ làm thân con gái đàn bà chỉ là vật phụ thuộc mà thôi đó nhé.

Từ nhỏ tới lớn khi đi học trong trường con gái Việt Nam được dạy chữ đồng thời dạy cách sống vâng lời.  Phải có đủ công dung ngôn hạnh,  rất nhiều giải thích cặn kẽ về tứ đức này cho con gái rèn luyện.  Thêm nhiều đức tính nữa gói trong những bài học giảng văn và công dân giáo dục, những bài viết trích từ các cuốn sách được viết để dạy về tiêu chuẩn đạo đức cho mọi người tuân theo đó mà sống.  Có bài học nói gọn cho dễ học nằm lòng như câu châm ngôn: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.  Đây là các tiêu chuẩn mà bên Trung Hoa đã đặt ra cho phụ nữ nghe theo.  Không biết từ bao lâu cũng đã được áp dụng vào là tiêu chuẩn đạo đức cho phụ nữ Việt.  Khi còn nhỏ ở nhà phải vâng lời cha là người chủ người nam lớn nhất và “the most power man” trong gia đình.  Khi lập gia đình phải vâng lời chồng, người phái nam của mình.  Sau khi lấy chồng có vài đứa con trai gái mà nếu chồng chết thì phải vâng lời con trai.  Đối ngược với phụ là chính như vậy người nam luôn là chính và con gái đàn bà chỉ là phụ thuộc.  Theo tính cách đạo đức tam tòng thế này thì người phụ nữ được dạy suốt đời lệ thuộc vào người chính nam này. 

Đó là trong gia đình, còn ngoài xã hội người chính nam luôn được ưu tiên ra tiếp xúc với xã hội.  Từ thời các bà nội bà ngoại của mình, các bà không được đi học là khi nhỏ không được bắt đầu chuẩn bị tiếp xúc xã hội như chính nam mà học trong nhà là chỉ quanh quẩn bên các bà mẹ học làm việc chăm sóc tất cả từ trong ra ngoài nhà. Các nam nhân được học chữ học nghề, học đọc nhiều sách, học càng cao càng được khuyến khích.  Ngược lại đối với nữ nhân, chỉ một số hiếm hoi các bà các cô thời trước được cho cắp sách tới trường học.  Đa số nữ nhân học trực tiếp từ đời sống, trường đời là các trường học dành cho các bà.  Nhưng dù không đọc được sách vẫn phải sống cho đúng chuẩn mực đạo đức mà các chính nam viết ra sách từ lâu lâu lắm.  Nếu vì lý đo gì mà sống khác đi là bị cho là người phụ nữ xấu và bị trừng phạt nặng nề với các hình phạt từ dư luận từ tinh thần tới thể chất kéo dài cả đời. Nhiều khi chính các phụ nữ trừng trị phụ nữ khốc liệt mà không nhận ra là làm vậy với người con gái đàn bà khác cũng chính là mình đang làm cho mình đó.  Phụ nữ là phụ trong nhiều mặt đối với chính nam nhưng cùng học và dạy nhau sống cho đúng luật đạo đức thì người nữ là chính, và thực hiện cách sống này thì phụ nữ trở thành chính nữ.   Đó là cái hay của luật lệ của nam giới bày ra.  Tuỳ theo sự thay đổi của xã hội bây giờ có nhiều đàn bà con gái phải và được đào tạo từ bé như các con trai đàn ông.  Nhất là Bắc mỹ thì bắt buộc giáo dục phổ thông phổ cập cho hết cả thanh nam thanh nữ.  Đàn bà con gái vẫn còn được gọi là phụ nữ nhưng người ta cũng nói “lady first”.  Phụ nữ là số một ở xứ này, nhưng “manpower” cho nên sinh ra và sống bên này đàn bà con gái thành siêu phụ cho chính nam đó nhé.  Suy ngẫm cẩn thận “số 1 đàn bà, số 2 con nít, số 3 chó mèo, số 4 cỏ cây hoa lá”, thì “manpower” là hiện tại thực tế bao trùm trên tất cả.  Thử nghe như vầy “phụ nam” chẳng thuận tai chút nào nhưng khi nói đàn bà con gái là “phụ nữ” thì hợp phải không.  Ai phụ ai chính là chuyện vui thôi có khi thực tế chẳng phụ mà cũng chẳng chính, hay là chính và phụ hài hoà hợp làm một để rồi mỗi ngày bình an vui vẻ đủ sống thoải mái là tiên trên đời.
HMP

Saturday, August 30, 2014

Số một


Đàn bà con gái là số một.

Ai ở xứ Bắc Mỹ này mà không biết “Lady first”.  Phụ nữ là số một ở đây.  Có lẽ vì vậy mà các bà các cô vô cùng giỏi. 

Lúc mới qua và mới thuê được nhà, vừa dọn tới nhà mới mấy ngày thì có bà hàng xóm chạy qua làm quen, ở đây gặp đồng hương cũng quý vì ít người Việt nhất là trong cùng khu phố.  Bà rất trẻ nhưng gọi bà vì cô ta có gia đình với mấy đứa con cũng xấp xỉ con tôi.  Tôi gọi là cô Xinh, cô nhỏ nhắn xinh xinh lanh lợi cởi mở kể chuyện. Cô qua Canada rất sớm nhờ nhà chồng rất giàu đóng vàng nhiều cho hai vợ chồng ra đi, qua bên này mới sanh một lèo mấy đứa con.   Chồng rất thương con nhưng tui không yêu ổng nên li dị ổng rồi.  Ở bên này là đàn bà số 1 cho nên tui biểu ổng dọn đi, vì tui yêu người khác, ổng phải đi mỗi tháng ổng được tui cho phép về thăm con mấy ngày.  Ở đây cảnh sát binh đàn bà lắm...hễ mà đàn bà cãi lộn với chồng có gì đàn bà cũng phải thôi.  Tui có anh bồ trẻ giàu dẫn tui đi du lịch chơi vui.

Tôi hỏi cô:

-Chắc chị có cãi lộn với ông bồ đó rồi kêu cảnh sát tới đuỗi ổng ra phải không?

- Tui thấy không ai thương con mình bằng cha nó nên tui thôi ông bồ đó rồi.  Bây giờ tui có nhiều bồ khác nhưng tui hỏng ở chung trong nhà tui, tui hẹn hò vui chơi bên ngoài.

Nhiều năm sau tôi gặp lại cô Xinh mời cô tham gia với hoạt động nhóm phụ nữ trong cùng thành phố.  Nhóm các bà đi tập thể dục, line dancing,  hawaii dancing, tai chi...nhiều chương trình tập luyện thể dục và bơi lội.  Cô nói với các bà độc thân các chị để em dẫn mấy chị đi kiếm bồ đi chơi đi casino vui hơn.  Mấy bà cười và sau đó có lẽ cô không hợp với nhóm mà cô cho là già nua quê muà vô duyên nên cô không tới nữa. 

Mới qua xin việc được nhận vào hãng may.   Cô bạn mới gặp biết tôi mới chân ướt chân ráo tới nơi vội xin đi làm.  Cô cũng nói nhiều lần “ở đây lady first đó nghe”.  Đúng là lady first vì toàn là phụ nữ làm với nhau trong hãng may, xông xáo từ đầu dây chuyền cho tới cuối chỉ toàn đàn bà thi đua cắm cúi làm việc.  Cô kể chuyện cô có ông chồng trẻ mới cưới với hình ảnh thật đẹp.  Đây là lần thứ mấy chứ không phải lần đầu, cô vui vẻ so sánh mỗi lần lấy chồng hình ảnh cưới càng đẹp hơn chồng trẻ hơn, thanh niên đẹp trai tài năng và có trình độ học vấn hơn ông cũ.  Vài năm sau gặp cô có em bé xinh xinh, cô nói không thích con nít cô thích có thời gian đi chơi, ông chồng năn nỉ lắm mới sanh cho ổng đứa con cho ổng và bà mẹ chồng nâng niu.  Cô nói sau lưng có cảnh sát chống lưng, thằng chồng và bà mẹ chồng lén phén cô cho vô nhà đá.  Chồng không lo đưa đón là cô có nhiều bạn đón, coi chừng mà cô đi luôn về nhà người khác, cô cũng ra giá cho ông chồng sắm sửa xây nhà cho cha mẹ mới đẻ thêm.  

Cô nói chị có biết không ở đây đàn ông thứ chót sau số 1 đàn bà, số 2 con nít, số 3 chó mèo, số 4 cỏ đấy nhé.  Cô bé có chút xíu mà giỏi quá, thành công quá.  Cô đúng để mang danh hiệu lady first ở xứ này. 

Sau này thôi hãng may  tôi đi học lại.  Để có thì giờ chăm sóc gia đình tôi chọn làm thông dịch, lúc đầu nghĩ nghề này có thể làm suốt đời và khi nào có việc mới ra ngoài còn thì giờ ở nhà lo gia đình.  Mỗi ngày ra ngoài thông dịch, mỗi lần thông dịch là học một bài học của cuộc đời.  Chuyện thông dịch phải giữ kín không nói được.  Chuyện đời thì vô số kể hoài không hết như hai chuyện Lady First này, chúc các bạn một ngày vui.
HMP

Monday, August 18, 2014

Tấm ảnh Xưa


Tấm Ảnh Xưa

Xem kỹ tấm ảnh, ai cũng vui vẻ.  Theo lời chi Hoa tấm ảnh chụp tại căn nhà gỗ trên đường Yagút Đà lạt.  Bé Titi khoảng vài tháng được mẹ bồng trong tay và đang đứng bên cạnh cha mình.  Bé Titi sanh nhằm ngày rằm tháng tư năm 1956 cho nên tấm ảnh này chụp khoảng ngày nào đó tháng sáu hoặc tháng bảy cùng năm.  Cha Bé Titi là anh Tư vì trước ông có 3 người anh, bác Cả không có trong tấm ảnh này. Trong ảnh có 2 gia đình của 2 bà cô là em kế anh Tư đông đúc trẻ con.  Bên cạnh ba của Bé Titi là dượng chồng cô thứ Sáu .  Bác Hai đứng cạnh dượng, bác một mình trong tấm ảnh nhưng gia đình bác lúc đó có lẽ ở Huế.   Kế đến là chú Út lúc còn trẻ.  Chú nay đã trên 80 tuổi vẫn ở Huế chăm sóc nhà thờ tự và mộ mã gia tiên.  Gia đình cô thứ Sáu và gia đình các con cháu đã qua Cali sinh sống nhiều năm, hiện nay cả hai cô dượng vẫn còn khoẻ và mỗi ngày đi bộ bên nhau.  Cô có con cháu sum vầy đầy đủ dâu rể ở gần cha mẹ. mỗi ngày gặp nhau thật hạnh phúc.  Người ngồi góc phải là chồng cô thứ Năm, cô là người đứng ngay góc phải, gia đình cô dượng Thứ Năm vẫn sống sum vầy cùng gia đình con cháu thành đạt ở Đà lạt.  Cô gái nhỏ xinh đứng ở góc phải giữa cô dượng thứ Năm là chị Hoa con bác thứ Ba.  Chị không còn một mình như trong ảnh mà có một gia đình lớn cũng sum vầy ở Texas.  Ngẫm nghĩ thì gia đình ông bà Nội có 7 người con, 5 anh em trai và 2 chị em gái gốc làng Truồi, từ đó di cư vô Đà Lạt khoảng cuối thập niên 1940, có 4 gia đình bác Cả em Tư em Năm em Sáu sống gần nhau ở Đàlạt.  Tới nay là 70 năm sau mỗi người mỗi phương trời, đông phương bắc mỹ và tây phương.  Cha mẹ Bé Titi đã về Tây phương cực lạc với bác Hai sum họp cùng bác Cả và ông bà nội ngoại. Trong tấm ảnh này chỉ có 3 người lớn ra đi thôi.  Bé Titi là tôi người đang ngắm nghiá phân tích tấm ảnh này. Tôi là em bé nhỏ nhất trong tấm ảnh, tôi đã lên chức bà.  Như vậy mỗi em bé trong tấm ảnh này đều lớn hơn bà Titi cả, mỗi người có gia đình lớn hai, ba thế hệ rồi và cũng đi toả ra xa cái gốc rễ ban sơ.  Tấm ảnh quý hiếm này chú Út đã tặng cho 1 người cháu là em tôi.  Tấm ảnh ghi lại anh chị em cùng con cháu bên nhau 58 năm trước.  Thời xưa ít khi chụp ảnh.  Một thoáng chốc gia đình sum vầy đã được ghi lại cho con cháu hôm nay chiêm ngưỡng thật là quý báu.  Không có gì có thể so sánh và dù tiền bạc muôn tỉ cũng đâu có mua được tình thân, hạnh phúc như tấm ảnh này.  Trân trọng mãi mãi. 

Wednesday, August 13, 2014

Bạn


Bạn Cũ Ngày Xưa Còn Bé

Người bạn cùng học từ lớp 6 niên khoá 1967 -68 trường Bùi Thị Xuân.  Nhà cô bạn ở Mai Hoa Thôn, tôi gọi cô là cô Mai Hoa.  Nhà tôi ở ngay ngã ba chuà Linh Sơn.  Như vậy cũng cùng xóm chung quanh khu đồi chuà Linh Sơn ở Đà Lạt, cùng đi học chung trường nhiều năm cho tới khi hết trung học.  Năm 1974 thi xong lớp 12 thì mỗi người mỗi ngả mất liên lạc dù cùng xóm.  Năm 1979 một hôm má tôi ngoài chợ về nhà nói gặp má Mai Hoa cho biết cô qua Canada rồi.  Người yêu của cô đã dẫn cô đi xa lập tổ ấm với nhau.  Hai bà má chia xẻ niềm vui mừng cho con gái vì lúc đó hai bà má tin một cách đơn giản ai qua tới bắc mỹ là tới bờ tây phương cực lạc hạnh phúc.  Khi tới lượt tôi cùng người yêu của mình và 3 con nhỏ di cư tới cùng quê cô Mai Hoa đang sinh sống.  Thỉnh thoảng vẫn thoáng nghĩ tới bạn nhưng biết đâu mà liên lạc.  Có một ngày nhận điện thoại mới biết Mai Hoa đang ở thành phố Mississauga cách Hamilton gần một giờ lái xe.  Như vậy là cũng còn duyên ở gần nhau trong một tỉnh bang.  Nhờ Mai Hoa nói chuyện với hai cô bạn khác cùng học từ lớp đệ thất trường Bùi thị Xuân nên mới biết số điện thoại của tôi.  Nghe điện thoại của Mai Hoa và vài tuần sau hẹn tới chơi.  Thoáng chốc mà gần 40 năm mới gặp lại nhau.  Cả hai vợ chồng Mai Hoa đã về hưu.  Con trai con gái đã thành đạt.  Tôi thì đã lên chức mệ nội.  Ông xã Mai Hoa là người cùng quê với ông xã của tôi.  Hai anh trai Huế gặp nhau cũng hạp, khi nào tụ họp hai người nói đủ thứ chuyện đông tây kim cổ.  Người ta gọi Canada là xứ lạnh tình nồng.  Cũng may mắn còn duyên hội ngộ và trên xứ tuyết giá này thật ấm lòng có bạn cùng quê của ngày xưa còn bé chung trường.

 HMP
 

Wednesday, August 6, 2014

Thiền Hành - Đi Bộ


Thiền Hành - Đi Bộ.

Mấy tháng tham gia khoá thiền của sư cô Tịnh Quang học cách dở chân rồi đặt cả bàn chân , chuẩn bị bước và bước đều trong lúc đó thì chú tâm niệm A di Đà Phật...Mỗi ngày tự nhủ thực tập các bài học mà thực tập thiền đi bộ thì ráng  làm mỗi ngày. Đó là đi vòng quanh khu nhà mình ở vài block nhà hay là ra siêu thị gần nhà mua thực phẩm, nếu thực hành đúng bài bản chắc có khúc đường 5-600 mét mà đi kiểu sư cô dạy nửa ngày luôn cho nên khi nào đi tôi cũng tự cười mình, cái kiểu đi này tự đặt tên là “thiền đi chợ”.  Tháng trước trốn tránh đi chợ nấu nướng mỗi ngày, hai người chạy về Dominican một tuần.  Tất cả chi phí included cũng không mắc lắm cho nên ra đi, cũng rủ vài người bà con nhưng cuối cùng ai cũng có lý do bận nên đi hai người thôi.  mỗi ngày không bận tâm chuyện đi chợ bếp núc rồi đi làm...được dành thì giờ đi thiền hành bên bờ biển, mà cũng không bước từng bước nhẹ chầm chậm, bước quá trời là bước dọc bờ biển cho ấm người rồi chạy xuống biển ngâm.  Trời xanh mây trắng, nước sóng cát vàng đẹp quá.  Mà rồi nhìn quanh ai cũng gấp gáp đi nhanh hay chạy, sao vậy? Để cho có sức khoẻ tốt là phải đi nhanh bước mạnh vậy sao? Mình bước vậy là đi theo kiểu thiền đi nhanh” của mình rồi.  Bước chân trần trên cát tiếp xúc với nước cát khỏi giày dép cũng hay.  Ở nhà đi quanh trong nhà chân không, nhưng ra ngoài thì không thể đi chân trần được.  Về đây được đi chân trần trên cát thật thú vị.  Hít thở đều, chậm sâu, lòng không vướng bận, tâm thơi thớí như trời xanh.  Cũng là thiền rồi đó. Vui vẻ.


Thursday, July 24, 2014

My Cousin - Người Em Họ


Người Em H
Tôi ra đời năm con khỉ, em cũng ra đời năm con khỉ sau tôi một giáp.  Con gái mười hai mười ba tuổi thì chắn chắn biết bồng em, chơi với em. Một hôm lục trong tủ áo tả của em có chiếc áo liền quần màu trắng đẹp chị liền diện cho em và ẳm em đi chơi, khoe với các cô cậu em tôi xinh đẹp dể thương.  Đang hớn hở đi vòng quanh nhà bà cô là cái biệt thự trên đường Yagút Đàlạt, đi chơi phiá sau vườn nhà với các cô đang sinh hoạt giặc dũ nấu bếp nói chuyện gần đó.  Chị bị trượt chân té nằm dài còn em thì văng vô cái mương nhỏ.  Vậy là con khỉ con trắng bị dính bùn lấm lem.  Cả chị cả em khóc lu bù.  Mẹ em đang ngồi giặc áo vội bế em dỗ dành.  Từ sau đó thì chị cũng về nhà chị theo cha mẹ anh em chị, và em theo cha mẹ em.  Cha em là chị gọi là cậu vì là em ruột của mẹ chị, mẹ em chị gọi là mợ, mợ ở Đà lạt với cậu vì lúc đó cậu là huấn luyện viên của trường Chiến Tranh Chính Trị.  Gia đình mợ ở Pleiku,  mợ hay về thăm gia đình cha mẹ anh em trên đó.  Cậu cưới mợ khi mợ đang là cô nữ sinh hoa khôi trường trung học. Sau đó cậu mợ dọn về Nha Trang chị em tuổi khỉ ít gặp được lại.  Vài năm sau chị đi học Đại học Huế khi đi từ Đà Lạt ra Huế có ngang qua Nha Trang.  Chị tới nhà cậu mợ  thăm ở lại qua đêm để hôm sau đi tiếp xe đò ra Huế. Em bé khỉ nhỏ đã lớn hơn và em có thêm ba em trai nhỏ nữa.  Em đã biết giúp mẹ chăm sóc em cho mẹ buôn bán ngoài chợ.  Mợ vui mừng dẫn chị ra chợ mợ đãi ăn cháo vịt.  Mợ vẫn đẹp đơn giản dáng cao thanh thanh, ăn cháo vịt ngồi ngay ngoài chợ đông người đa số đàn bà bán hàng mua hàng nói chuyện ồn ào, gặp em gái mợ cũng xinh đẹp và tô cháo hôm đó ngon nhớ đời. Cậu đi dạy trường trung học và lúc này cậu đã giải ngũ, gọi là sĩ quan biệt phái.  Gia đình đông với 4 cậu con trai nhỏ.  Mợ ra chợ bán hàng rau dưa phụ cậu nuôi con mà không câu nệ là bà vợ ông giáo sư, nghĩ tới mợ luôn thương cho cái khốn khổ cái khó khăn của người phụ nữ Việt.  Sau 1975 cậu đi học tập cải tạo, vài năm sau cậu về mấy cha con vẫn ở căn nhà cũ nhưng ra lề đường ngồi sửa xe đạp.  Sĩ quan trưởng phòng, huấn luyện viên trường quân sự , rồi thầy giáo trung học nay thành ông thợ vá lốp xe đạp.  Ban ngày lao động ban đêm cậu tu hành thực tập thiền. Đời thật vô thường.  Năm 1983 em khỉ nhỏ và em trai kế của em theo ghe mấy anh chị họ vượt biển qua Malasia rồi cùng định cư ở Hamilton.  Khi gia đình chị qua sum họp mấy năm sau đó thì em đang học Mechanic Engineer ở Mohawk college.  Em thành thanh niên cao lớn đẹp đẽ đàng hoàng chững chạc.  Mừng cho em học hành đỗ đạt và có việc làm tốt.  Mấy năm sau nữa em có quen cô bạn gái xinh xinh cũng đã tốt nghiệp college.  Bà cô em là má chị và mấy anh chị họ hàng đi tham dự lễ cưới của em, vui mừng quá em có cô vợ Việt Nam rất dể thương.  Hiếm quý lắm ở xứ này mà gặp được cô gái Việt như bạn gái của em.  Em mua nhà mới chị cũng tới thăm , em có hai con gái dể thương chị cũng ghé thăm.  Gia đình em sống bình an hạnh phúc chị và các anh chị em mừng cho em.  Bà con anh em thỉnh thoảng sum họp gặp nhau mùa hè hay ngày Tết, ngày Giáng Sinh.  Ai cũng vui vẻ và ngày tháng cứ trôi, muà hè năm nay khi gọi điện thoại rủ gia đình em đi chơi thì mới nghe em bị bệnh đã vào điều trị tại bệnh viện Juravinski.  Đang khoẻ mạnh đi làm việc không hề nghỉ ngày nào thì đùng một cái bác sĩ tìm ra bị ung thư máu.  Chỉ trong vòng một tháng điều trị chemo tóc rụng mặt xám lại ốm hơn 10 kí.  Chị vào bệnh viện thăm em lòng buồn xót xa càng thấm thiá hơn hai chữ vô thường của cuộc đời. 
Cả nhà bắt đầu đi thăm em trong bệnh viện và ai cũng thương em.  Bác sĩ Bé vào thăm ra về nói thương cậu quá.  Ở đây khoa học kỹ thuật phát triển liệu trong bao lâu và có cách nào chữa lành bệnh.  Bác sĩ giải thích phương pháp điều trị cuối cùng là phải marrow transplant – cấy ghép tuỷ- sau khi điều trị hoá học giết hết các tế bào ung thư.  Mà phải tìm trong anh em ruột người có tuỷ giống như em.  Hiện nay các xét nghiệm đã làm xong 3 người em trai không có tuỷ hoàn toàn giống hệt nhau.  Bây giờ chỉ có cách tìm trong bà con và tất cả mọi người trên thế giới, đặc biệt người cùng chủng tộc.  Dr. Bé viết thư giải thích trong gia đình.
Hello everyone,

By now everyone knows the sad news about a very gentle and beloved member of our family. I won't go into details about him in this email in case the email gets out beyond our family.

Patients with rapidly progressing active AML (acute myelogenous leukemia) are treated in two phases:

1. Remission induction = chemotherapy to kill cancer cells (many healthy cells are affected too resulting in hair loss). This phase can take months.

2. Consolidation therapy = chemotherapy or radiation to destroy cancer-cell producing bone marrow, then infusions of stem cells from a compatible donor or "bone marrow transplant." The healthy bone marrow will hopefully keep cancer from coming back.

So how do we help him as a family?

1. Here is the way to help only our family member:

The transplant doctor is responsible for finding potential matches within the family and will arrange for this testing. We just have to be ready to be tested.

2. Here is the way to help our family member and others like him:

You can become a potential bone marrow donor and register in one of the bone marrow databases. There is an international database of potential donors. Unfortunately, very few Vietnamese potential donors populate the database. Not enough Vietnamese people have signed up to be a potential donor.

The doctor has checked for our family member and there is currently no match for him. The best chance of a bone marrow match is with siblings (25% chance), then family members. When no match is found the best chance is among people of the same ethnic background.

Likelihood of finding a matching donor in the international registry "Be The Match" is 76-97% if you are NOT Vietnamese. This is like a very tragic lottery, if many potential donors registered are of your ethnic background, you are more likely to survive blood cancer. If not many potential donors registered are of your ethnic background, you are more likely not to survive blood cancer.

The doctor can use the database to look for a match.

Being a donor is easy. You submit a sample of your cheek cells and they will figure out your HLA type (Human leukocyte antigen), this type is filed away in a database. The closer donor's HLA type matches recipient's type, the less likely there will be complications. At least 6-10 need to be matched for a perfect match of 6/6 or 10/10. Less than perfect matches are sometimes used as well but the risk of complications increases.

You may be a match for our family member or if you are are not his match, you may be a match for another Vietnamese/Asian patient and help to save the person's life.

The process to become a potential bone marrow donor is easy:

1. sign up on line
2. complete the online form and order the registration kit
3. follow instructions to collect a swab of cheek cells and return the kit

CANADA: Join "One Match," right now there is a special need for ethnic males aged 17-35


I registered for this database long ago, my HLA type is in there already but I have not been called to donate.

INTERNATIONAL: you are eligible if you are aged 18-44


1 person in 40 will be called for additional testing
1 person in 300 will be selected as best possible donor
1 person in 500 will actually donate

Please forward this email to other family members.

Dr. Be'
Mong rằng em sẽ gặp ân nhân có tuỷ match với em và sẽ lành bệnh tiếp tục rong ruổi trường đời nơi tây phương cực khổ này.
Cám ơn bạn đọc bài viết này và tham gia “One Match” sau khi đọc.
HoàngMỹPhương

July 21, 2014