Sunday, December 22, 2013

New Year 2014

Dear All My Family: My Children & Brothers & Sisters & Friends & Relatives:
Wishing you a new Year full of Love, Joy, Peace, and Success

Di cư tiếp tục


Di cư tiếp tục

Di cư từ làng quê thôn xóm nhỏ ra thành phố đi học hay đi làm việc tiếp thu nếp sống mới cho bản thân được giỏi hơn, tốt đẹp hơn hoàn thiện hơn.  Di cư cũng là một cách tránh khỏi ảnh hưởng của những lề thói thủ cựu tại làng quê mà bản thân tự cho là cứng ngắc không tiến bộ cho cá nhân và cả tập thể. Cứ như vậy càng di cư tới một tập thể khác càng có cái mới mà học hỏi và những thời gian bắt đầu học hỏi thú vị sau đó thì chỗ mới thành cũ với những lề thói cũ vây buả của những người di cư thân mình và lề thói bên trong thân mình tới nơi mới đó lập lại trật tự theo lối cũ.  Khi nhận ra cái khó chịu ngày trước lại gặp lại nơi đây, có người lại lẳng lặn di cư tiếp tới nơi mới khác.  Di cư này là trốn tránh. Đi hoài cũng có ngày mệt mỏi không muốn đi đâu nữa.  Hoặc chỗ mới định cư cũng hay hơn chỗ cũ và trong mấy xứ sở mà luật lệ mọi nơi như nhau thì chẳng cần di cư nữa mà định cư và lập ra hiệp hội cùng nhau sống, cùng tương trợ cùng học nếp sống mới, nói lên tiếng nói làm thay đổi cộng đồng của mình làng xóm mới của mình nơi chỗ mới theo những hướng mới hơn hay hơn tìm cách loại bỏ lề thói thủ cựu theo thân cộng đồng mình đến nơi mới. 
Những lề thói níu kéo không cho mình tiến bộ hơn hạnh phúc hơn, nhưng mấy ai nhận ra được điều này.  Nhiều khi cũng có thể nhận ra nhưng sự thay đổi đòi hỏi một nổ lực cố gắng lớn thì cũng làm chùn bước.  Không chùn bước một khó khăn nào tiếp tục đi tới tìm tòi khám phá tiến bộ hơn trên nền móng tốt đẹp thì cần phải làm hoài.  Người không chùn bước một khó khăn nào nói cách khác là người can đảm, khi đã có can đảm di cư thân mình thì cũng phải có dũng cảm mà di cư tâm hồn.  Cuộc hành trình di cư sẽ cứ tiếp tục hoài.

Hamilton Dec 22, 2013
Harmony-Truth-Mindfulness-Peace

Tuesday, November 5, 2013

Tạ Ơn Cha Mẹ


Tạ Ơn

Mỗi ngày niệm hương tạ ơn cha mẹ.  Tạ ơn ông bà tổ tiên.  Mà gần nhất vẫn là tạ ơn cha mẹ.  Nhờ có cha mẹ thương yêu sanh ra nuôi lớn cho đi học mới có được hiểu biết và ý thức sống đàng hoàng như hôm nay. 

Khi nào tới ngày cha mẹ mất, theo phong tục Việt Nam tôi làm giỗ tưởng nhớ cha mẹ, cha mẹ mất ngày khác nhau nhưng khi cúng cha thì mời luôn mẹ còn khi cúng mẹ thì mời luôn cha.  Mỗi năm có bốn ngày giỗ cho tứ thân phụ mẫu, giỗ cha mẹ mình và cha mẹ chồng.  Khi nào giỗ, tôi làm mâm ngũ quả cúng trước bàn thờ cha mẹ, gọi là ngũ quả chứ ra chợ có bao nhiêu thứ trái cây là chọn đủ màu xanh đỏ tím vàng cam đủ màu nên thường là ngũ quả thành thất bát cửu quả gì đó, đủ vị chua ngọt của các loại trái cây. Có khi thấy trái cây từ Á châu hay Việt Nam thích mua thêm để nhớ hương vị quê nhà, mà những trái này gợi nhớ có ý nghiã hay gộp chung với những trái cây khác sẽ có câu có ý nghiã vui vui hay hay.  Trái dừa, trái đu đủ, trái xoài gộp lại người ta hay nói trại ra là “ vừa đủ xài”.  Trái thơm trái mít sẽ làm cho mình liên tưởng tới “ thơm như mít”, thật ra mỗi loại trái cây có mùi thơm riêng.  Trái mãn cầu làm mình nhớ “ điều ao ước hay khẩn cầu có khi được mãn nguyện”.  Cầm trái hồng đọc nhãn gốc nó trồng ở Cali làm cho mình nhớ trái hồng Đà lạt.  Cầm trái mận cũng nhớ mận Đàlạt.  Cầm nải chuối nhỏ baby banana nhớ chuối cau,  còn chuối thường thì nhớ chuối laba.  Trái bưởi Thái Lan nhớ bưởi Biên Hoà hay trái thanh trà Huế.  Trái khế cũng nhớ trái khế ngọt xứ Huế và câu hát “quê hương là chùm khế ngọt”,  Khế thì có hai loại chua và ngọt.  Nhưng nhớ năm xưa ăn trái khế ngọt mà bà nội mình hái cho ở cây khế sau vườn nhà chú ngọt lịm chín cây, cho nên khi nào nhìn trái starfruit – trái ngôi sao- này là nhớ lại trái khế ngọt quê nội.  Thấy trái nhãn longan, giống hai chữ nhãn Long An, lúc đầu tôi nghĩ có lẽ trồng từ Long An Việt Nam nhưng đọc nơi xuất xứ thì sản phẩm của Thái Lan, nhưng cầm trái nhãn cũng lại nhớ nhãn lồng xứ Huế, mỗi năm tới muà nhãn đi nhiều con đường trong đại nội hai bên là những hàng cây nhãn lồng, 30 năm trước là vậy nay không biết có còn như xưa.  Sau này có trái thanh long nhãn hiệu ghi từ Phan thiết Việt Nam.  Ở Canada mà tại thành phố Hamilton chỉ bước vài trăm mét ra tới góc đường vô siêu thị nhỏ Freshco mua được trái thanh long tươi gốc từ Phan thiết, mà trồng rất nhiều ở Mũi Né là quê hương của mẹ mình, thật hạnh phúc thật vui khi cầm trái thanh long trên tay.  Không cúng trái mít hay trái sầu riêng, mặc dù bây giờ có trái mít tố nữ nhỏ. Đôi khi mua trái ổi cúng ba tôi để nhớ trước đây có khi mấy cha con chia nhau trái ổi xá lị , ăn trong vui vẻ thích thú trái ổi dòn mới hái chua chua ngọt ngọt hơi chát khi nhai cả vỏ.  Sắp xếp hết trái cây thành mâm đủ thứ quả từ nhiều nơi sản xuất trên trái đất.  Cúng thì còn có hoa, mỗi khi mua hoa cũng nhớ ngày xưa ba thích hoa gì, cầm hoa hồng nhớ trước đây ở Đà lạt cha tôi và tôi mua hoa hồng về chưng cúng, người ta cúng hoa vạn thọ và hoa bất tử còn ba tôi thì chọn hoa theo muà, có khi cúng hoa lay ơn, hoa huệ hoa lys hay hoa cúc....  Cho nên tôi cũng mua đủ các loại hoa tươi đẹp trong siêu thị mà có khi đang được giảm giá quảng cáo ngày hôm đó hay muà nào hoa nấy trồng tuỳ theo muà để đặt lên bàn thờ. Nấu chè xôi nữa,  chè đậu xanh đánh thì nhớ lúc ở quê nhà má tôi phải ngâm đậu trước cả đêm rồi đải vỏ mới nấu quá công phu, bây giờ có sẵn đậu xanh đã bóc vỏ mua ngay siêu thị Freshco gần nhà nữa, thật tiện lợi và nhanh chóng khi nấu. 

Cúng chè xôi trái cây hoa trên bàn thờ Phật và bàn thờ cha mẹ. Bên cạnh đó tại phòng khác là phòng ăn tôi thường cúng mâm thực phẩm mặn riêng nữa, nấu các món mà lúc còn tại thế cha mẹ thường dùng.  Khi nấu cũng và đi mua sắm tôi thường nhiếp tâm với câu “Nam mô a di đà Phật” và nhớ lại gia đình ngày còn nhỏ anh chị em quây quần bên cha mẹ.  Ngày cúng thường phong tục là cúng ngày sống là một ngày trước ngày cha mẹ mất , tôi thường để cây trái bông hoa trên bàn thờ rồi thắp hương luôn qua ngày mất rồi mới hạ xuống. Nhưng cũng có khi chọn cúng ngày thứ bảy trước ngày mất để anh chị em con cháu và bà con họ hàng tới nhà tưởng niệm cùng với mình rồi sau đó cùng vui vẻ tiệc ăn giỗ với nhau.

Vì thương nhớ và lòng biết ơn mà cúng kính tưởng niệm cha mẹ.  Ngày giỗ để tưởng nhớ cha mẹ đã cực khổ làm lụng cả đời chăm lo con cháu.  Tạ lỗi xin tha thứ những lỗi lầm dại khờ làm cha mẹ phiền.  Tạ ơn cha mẹ, nguyện sống đời làm vinh danh cha mẹ tiếp tục đi theo những nếp sống tốt đẹp của cha mẹ truyền lại cho con cháu kế tiếp.  Mong ước sau này khi mình theo cha mẹ con cháu sẽ tiếp tục những phong tục tốt đẹp này.


 
 

Thursday, October 31, 2013

Hành Trình Di Cư


Di Cư

Từ lâu lâu lắm con người đã di cư từ nơi này tới nơi khác. Di cư bằng nhiều cách, đi bộ, thuyền, ngày nay đi máy bay. Di cư vì nhiều lý do, đi tìm vùng đất mới canh tác vì vùng đất cũ hết màu mỡ không cho đủ lương thực sống; di cư từ làng quê hẻo lánh ra vùng thành thị. Di cư tìm ra nơi khác kiếm thu nhập cao hơn, nhà cửa tiện nghi tốt hơn. Di cư trốn tránh cường hào ác bá trong làng, trong tỉnh nhỏ.  Di cư tránh chỗ nhiều thiên tai lũ lụt.  Di cư thầm lặng không cần thủ tục giấy tờ rắc rối, im lặng đi tới các vùng lân cận bất kể không cùng chung ngôn ngữ chủng tộc, cứ tới ở rồi quen thành dân địa phương qua vài đời. Di cư bất ngờ không tính trước hay ra đi sau khi lập kế hoạch tính toán lâu dài.  Sung sướng nhất và an toàn nhất là kiểu di cư sau hằng loạt giấy tờ hồ sơ leo lên máy bay đi máy bay từ nơi này tới nơi khác định cư.  Đi học xa và rồi thích nơi du học mà ở lại không quay về nơi lớn lên nữa cũng là cách di cư an toàn này.    Nhưng dể dàng trong nói hai chữ di cư.  Còn phần bắt đầu và chuẩn bị ra sao để đi và hành trình từ nơi cũ tới nơi mới là chuyện dài dòng khó khăn.

Cuộc hành trình của gia đình tôi bắt đầu từ cha mẹ.  Cha tôi đã từ làng Truồi di cư tới cao nguyên Lang biang sống cùng anh cả của ông và 3 người em ở thành phố Đà lạt vào đầu thập niên 1940.  Mẹ tôi từ làng Mũi Né ra Phan Thiết học, xong đi tiếp tới ĐàLạt học tiếp thành nữ y tá.  Hai người trẻ gặp nhau kết hôn và di cư qua Buôn Mê thuộc sống một thời gian ngắn rồi dẫn nhau về làng Truồi cất căn nhà tranh trên đất của ông bà nội.  Khi có 3 đứa con lại di cư tiếp trở lại ĐàLạt.  Rồi đi cư lên thành phố mới thành lập là Quảng Đức, cha làm thầu khoán xây dựng nhà cửa và các công trình nhà cửa công cộng, Mẹ mở tiệm thuốc và hành nghề y tá.  Làm ăn khá rồi năm 1969 di cư trở lại Đà Lạt làm ăn sinh sống, mà mục đích là có trường học tốt cho các con.  Mà cũng có lý do bỏ đi vì cường hào ác bá đá chụp mũ cộng sản bắt giam hai anh em cha năm 1968 khi hai người làm ăn khá giả nhờ nghề thầu khoán và buôn bán, sau khi tốn nhiều tiền “chạy chọt” cho những người muốn ăn tiền mà tạo ra cớ để bắt giam mình thì được tự do ra về nhà, sau đó thì hai người anh em cùng di cư tiếp, dọn công việc làm ăn và cả con cái về Đà Lạt bắt đầu lại.  Tưởng là êm đềm ở Đàlạt mãi. Nhưng lại có biến cố sau khi thay đổi chính quyền 1975, công cuộc đánh tư sản mại bản nhắm vào thành phần gia đình sinh sống nhờ nghề buôn bán và bao nhiêu khó khăn đổ dồn thúc đẩy di cư tiếp ra hải ngoại tới Canada.  Mấy người con tới Canada rồi sau khi học hành thành tài lại tiếp tục di cư tiếp qua Mỹ sống, lần này di cư chạy theo công việc và cơ hội làm việc.  Mẹ tôi khi tới Canada thì tới tuổi hưu không còn làm việc nhưng già thì có trợ cấp tiền già đủ cho bà chi tiêu và được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ tới khi mất. Từ đây, từ khi chúng tôi nhận được sự hỗ trợ trong học vấn và y tế, tôi nhận ra chế độ chăm sóc người dân tốt cuả chính phủ Canada.  Di cư từ nơi này tới nơi khác là dọn cả nhà và đồ đạc.  Cha mẹ phải dọn đồ, cho bớt đồ dùng cồng kềnh và quá cũ, bán bớt những đồ tốt cũng được, thu dọn gọn gàng rồi cha mẹ con cái chất lên xe ra đi tới nhà mới mà trước đó cha hay mẹ đã tới trước chuẩn bị, hay dọn tạm tới nhà bà con mà cha mẹ đã tới trước gặp và hỏi ở nhờ hay thuê tạm.  Sau đó là mở lại công việc làm tiếp tục tạo quan hệ mới, tìm trường cho con học tìm nhà ở khu gần trường cho con đi học.  Cha mẹ lo toan đủ thứ, đối phó đủ thứ và phải siêng năng thức khuya đậy sớm làm việc liên tục mới được cuộc sống tốt đẹp.  Mỗi lần di cư là một lần khổ cực trăm thứ cho cha mẹ.  Di cư hay dọn nhà từ thành phố này tới chỗ mới trong nước thì còn dọn hết đồ đạc và những thứ kỷ niệm, nhưng dọn nhà từ Việt Nam qua tới Bắc Mỹ thì chỉ đi thân không với một hai bộ đồ, tốt hơn và may mắn là với ít vàng giấu trong người mà không bị cướp khi băng qua biển lớn bằng chiếc thuyền mong manh.  Cách dọn nhà này vô cùng khó khăn vì trốn mà đi, hành trình trên thuyền nhỏ giữa biển cả mênh mông mà 9 phần chết chỉ có 1 phần sống. Sao mà dọn nhà nhiều lần quá.  Mục đích cha mẹ dọn nhà là tới nơi làm ăn tốt hơn kiếm thu nhập cao hơn, có trường tốt cho con đi học, đời sống an ninh tốt hơn chổ cũ, công việc làm ăn được pháp luật rõ ràng bảo đảm.  Làm sao cho con cháu có đời sống tốt hơn, tương lai tốt đẹp hơn.  Di cư từ làng quê ra tỉnh, di cư từ tỉnh này sang tỉnh khác trong nước thì không ai ta thán nhớ nhung quê mình.  Có lẽ vì chỉ cần vài giờ lái xe hay leo lên xe đò thì trở lại nhà ông bà ở quê cũ.  Mà khi đã ra đi xa chỗ cũ định cư nơi mới cũng hiếm khi trở lại chỗ cũ nếu đó không phải là nhà của cha mẹ ông bà ở lại nơi đó.  Khi còn ở Đà lạt, mỗi năm vào đầu năm mới cha tôi chở hết cả nhà về nhà ông bà ngoại ở làng Mũi Né thăm một hoặc hai ngày rồi trở lại Đàlạt.  Trong mấy ngày thăm viếng đó là thăm mộ ông bà xem cần sửa chỗ nào, thắp nhan tưởng niệm, kết hợp đi chơi vòng quanh làng và thăm bạn thân của ông bà ngoại rồi về.  Muà hè có lần cha tôi chở gần hết con về thăm Huế và làng Truồi.  Má tôi phải lo buôn bán và chăm sóc em bé nhỏ nhất còn bé không thể đi xa. Những lần đi đó lúc tôi đã lớn là kỷ niệm vui mà cha đã tạo cho các con biết quê hương nguồn gốc ông bà tổ tiên.  Di cư từ làng Truồi và từ làng Mũi Né, cha mẹ hội tụ tại Đà Lạt, các con lớn lên ở Đà lạt trong bầu không khí bình an êm đềm.  Đà lạt là nơi gọi là quê hương của gia đình.  Cha đã qua đời và nằm tại Đà lạt.  Thương nhớ cha là nhớ Đà lạt. Trước khi cha qua đời đã đưa con tới bờ bến mới là Canada.  Di cư từ Việt Nam sang Bắc Mỹ là đi một vòng băng qua mặt nửa bên kia của trái đất.  Chúng tôi tiếp tục đi tới nối tiếp đời sống như dòng sông chảy liên tục, các con lớn lên tiếp nhận văn hoá cuả nơi mà chúng sống.  Lớn lên ở đâu thì nơi đó được yêu mến,  nơi mình sinh sống chính là quê hương, các con cháu sinh ra lớn lên nơi đây.  Quê hương cuả con cháu là nơi Bắc Mỹ này.  Cách xa với quê hương của ông bà tổ tiên, chính mục đích muốn cho con cháu có đời sống tốt hơn mình mà cha mẹ đã rồi làng quê di cư liên tục và kết quả là con cháu tới nơi quê hương mới.  Chính tôi chẳng còn muốn di chuyển tới cư trú ở nơi nào mới nữa.  Đời sống thanh bình nơi đây mà sau khi mình ra đi con cháu mình sẽ ở trong môi trường tiện nghi và khung cảnh tươi đẹp bốn muà.  Tôi luôn nhớ ơn cha mẹ đã lo cho mình và con cháu được có đời sống như hôm nay.

Tạ ơn Ba Má đã đưa con cháu từ làng Truồi và Mũi Né tới quê hương mới Bắc Mỹ.  Nhớ cha mẹ với bao muôn vàn khó khăn tìm cho con cháu một nơi cư trú bình an như nơi đây là cha mẹ muốn con có quê hương mới hạnh phúc.  Nguyện sống đời đàng hoàng vươn lên như ý muốn Ba Má.

Mỗi ngày tôi đều khấn nguyện tạ ơn ba má mình. 

Thương nhớ Ba má

Monday, October 21, 2013

Ước Mơ Của Cha Tôi


My Father’s Dream – Giấc Mơ của Cha Tôi

Tôi gọi cha mình là Ba.  Tôi là đứa con lớn nhất và được nghe nhiều lời tâm sự của cha mẹ.  Được có cơ hội đi với cha từ Đà lạt ra tới Huế, khi còn trẻ ông theo xe chở hàng hoá rau cải từ đàlạt ra Huế và những gì xảy ra trong thời niên thiếu ông đem ra kể khi có dịp đi ngang qua bất cứ thành phố nào dọc quốc lộ 1.  Tôi nhận ra điều ước muốn của ông là luôn ao ước đi học trở thành kiến trúc sư, hay kỹ sư.  Ông rất quý những người bạn kỹ sư có thời ông hợp tác làm việc.  Nhưng bản thân ông thì không có cơ hội học hết trung học,  Ông thường nói với tôi phải cố gắng học có bằng cấp và có công việc từ sự học này, con sẽ có cuộc sống tốt đẹp được mọi người kính mến, con không phải bươn chải khốn khổ vì miếng ăn hằng ngày rồi cả đời chỉ làm sao lo có đủ ăn mà không làm gì khác được. Ông thúc đẩy tất cả các con đi học, tìm trường tốt cho con học.  Khi nào nhớ cha mình tôi luôn nhớ ba cứ lo nơi ăn ở cho con tốt đẹp và nhất là nhà gần trường cho các con tiện đi lại học hành.  Trong những giai đoại khó khăn thì ba tôi vẫn tự xoay sở sinh sống làm sao cho các con tiếp tục học.  Có một giai đoạn tại nơi chúng tôi sinh sống việc học hành trở nên khó khăn.  Người ta tạo ra nhiều cản trở cho trẻ con qua lý lịch qua thành phần gia đình.  Chúng tôi thuộc gia đình buôn bán, ở tại thành phố nhỏ Đàlạt hơn  ba chục năm trước.  Khi học xong trung học muốn vào cấp học cao hơn phải thi vào trường mà mình chọn, thi đủ điểm rồi thì danh sách đưa về địa phương, các học sinh đủ điểm và kèm thêm bản kê khai lý lịch 3 đời.  Học sinh sẽ được ban tuyển sinh chấp nhận cho đi học dựa vào bản lý lịch mà họ gởi qua xét tại địa phương.  Như vậy học sinh trong những năm đó đa số chọn gởi đi học nhờ bản lý lịch chứ chưa chắc đủ khả năng.  Lý lịch gia đình được phê duyệt qua phường là gia đình thuộc hộ buôn bán và còn bị kiểm kê trong chiến dịch đánh tư bản mại sản thì không thuộc thành phần để các con trẻ được tiếp tục vào các trường trung cấp cao đẳng hay đại học.  Ngoại trừ người con đã học trường đại học từ trước 1975 thì có thể cứ tiếp tục.  Những đứa trẻ lớn lên chẳng vướng víu bụi trần tự nhiên được xếp hạng thành phần gì đó và không được đi học như khả năng và ý muốn.  Do gia đình bà con của ba có người làm việc trong ban tuyển sinh thì chính những người này đến gặp ba tôi nói chuyện và mới biết những khó khăn cho chuyện đi học lên tiếp sau trung học.  Ba tôi đã có cơ hội đi một vòng từ nam ra thủ đô Hà nội trở về, ông băn khoăn cho tương lai con cháu.  Kết quả ông đầu tư liều mạng cho con vượt biển.  Hoặc là sống với cơ hội mà mình được phát triển trí tuệ đóng góp xã hội và chính bản thân mình qua đó sống đàng hoàng danh dự hay là về bên kia thế giới với tổ tiên.  May là phúc đức của gia đình chúng tôi đã may mắn đến sinh sống ở Bắc Mỹ,  cơ hội học hỏi mở cánh cửa rộng rãi cho những ai muốn học.  Tất cả anh chị em chúng tôi 9 đứa đã tốt nghiệp college hay đại học. Một điều mơ ước của cha tôi dành cho con đã được viên mãn.  Giấc mơ của ba về các cháu của ông vẫn mãi mãi không dứt và chúng tôi nối tiếp ước nguyện của cha mẹ xây dựng cho thế hệ kế tiếp.  Các cháu lớn lên vài đứa cháu đã học xong college và đại học.  Chúng tôi có chín anh chị em không ở gần nhau trong cùng một thành phố.  Chính sử dụng facebook và qua hình ảnh mấy đứa cháu tôi mới biết các cháu lớn ra sao, vui vẻ với bạn bè cùng trang lứa.  Mỗi ngày tôi khấn nguyện tạ ơn ba má, và chúng con sẽ tiếp tục chăm sóc các cháu cẩn thận như ba má đã chăm sóc chúng con.  Luôn thương và kính nhớ Ba Má. 

Thursday, September 26, 2013

Ba Má Luôn Bên Con


Ba Má Luôn Bên Con

Thấy M

Tối qua mơ thấy má.  Lâu lắm mới mơ thấy má một lần.  Má ngồi im lặng chẳng nói gì cả.  Má là người nói liên tục khi con còn nhỏ.  Trong nhà luôn nghe má nói, mà các chị con nuôi của ba má nói và cười với nhau sau lưng má “ mở mắt là mở miệng”. Nói chuyện là phải nói, sáng ra phải đôn đốc các chị lo việc nhà cho mau và chu đáo lo cho các em nhỏ, rồi má vội vàng tới tiệm thuốc của mình bán hàng, má là y tá cho nên khách hàng trong huyện lỵ nhỏ đau gì chạy tới kể lể bệnh trạng và má bán thuốc chỉ dẫn cách uống thuốc và còn chích thuốc cho họ nếu họ phải sử dụng thuốc chích.  Nói là phương tiện giao tiếp quan trọng cho tất cả mọi người, càng nói giỏi càng kiếm nhiều tiền, nghe người ta nói xong phân tích vấn đề của họ xong cho ý kiến cách giải quyết.  Má giúp khách hàng giải quyết chuyện đau ốm của họ hay người trong gia đình mà hầu hết là phụ nữ và con nhỏ hay cha mẹ già của họ tới khi đau ốm bệnh hoạn.  Má còn gặp gỡ các bà bạn cùng trang lứa là chủ tiệm buôn để tâm sự và tổ chức dây hụi, bắt hụi, hốt hụi, cũng là cách các bà giúp vốn vay vốn nhau làm ăn mua bán.  Mỗi ngày nếu không mở miệng nói cả ngày thì không kiếm ra tiền nuôi cả nhà.  Má buôn bán gì cũng giỏi, tiền bạc chạy vô túi má nhanh chóng dể dàng như nước chảy nhờ giao tiếp nói năng.  Càng lớn tuổi má càng nói ít lại.  Không còn làm việc và khi ở một mình trong apartment của má nghe băng giảng kinh Phật và tụng kinh.  Tụng kinh là nói một mình, nói với Phật nhưng không biết lời tụng niệm và cầu nguyện lầm thầm chỉ đi vào không gian vô hình có tới Phật nghe mình.  Cao tuổi thì đi kèm với mấy cái cao khác, đó là cao huyết, áp cao đường trong máu, cao hàm lượng mỡ trong máu cho nên lượng thuốc uống vô miệng cũng cao luôn.  Má chăm chỉ uống thuốc do bác sĩ kê toa.  Má uống nhiều thuốc quá thận hết làm việc nổi.  Má vừa uống thuốc vừa than là “ chắc sinh sống kiếm tiền bằng cách chửa bệnh cho người ta cho nên bị phạt khi già phải đau ốm để trả nghiệp”.  Má đau nhưng vẫn đi thăm hết đứa con này tới đứa con khác.  Má hay nói và nọi đủ thứ chuyện với con gái, má tới thăm bất thình lình vì má có chià khoá nhà con muốn vô ra bất cứ lúc nào má muốn, má ở lại ra về hay đi tới đứa con khác tuỳ ý.  Đi Cali thăm mấy người con trai mà má yêu quý nhiều lần.  Má nói má “muốn qua Cali ở cho ấm áp và chết cho sướng”.  Sau vùng má vui vẻ nằm ngủ ngay nghiã trang người Việt mà má thích và hằng tuần có các con trai ra thăm má. Đúng là má vui và bình an cuối cùng được những gì má muốn. Nay gặp má trong giấc mơ má chẳng nói gì cả.   Nhưng gặp má là biết má luôn ở gần bên con.


Thursday, September 26, 2013

Hoàng Mỹ Phương

Tuesday, September 24, 2013

Chợ Hôm Làng Truồi

  

Chợ Hôm

Năm 2010 về thăm nhà thờ ông bà ở làng Truồi.  Thắp hương trình ông bà cô bác và cha tôi trong nhà thờ rồi đi theo ông chú đi thăm mộ ông nội gần đó.  Mộ bà nội nằm xa nên ông chú không đưa tới được.  Tôi rất muốn được thăm mộ bà nội nhưng đành vâng lệnh chú vì chú cũng gần 80 đi xa quá mà đi bộ chú không đi được.   Mộ ông cố tôi cũng muốn đi thăm nhưng càng xa hơn mộ bà nội nên không tới được.  Sau đó đi thăm trường học mà các bác cha các cô đã đi học ở đó.  Nhà ở gần bên chợ Hôm.  Ngày xưa đất của ông cố để lại cho ông nội, ông nội chia cho anh chị em tới ở xung quanh.  Bây giờ phía trước bị mở rộng đường nên cái nhà thờ tự còn mảnh đất nhỏ xíu.  Khu chợ không biết thành lập tự lúc nào nhưng chắc chắn là phải hơn trăm năm, chợ lúc bà nội ngày xưa khung cảnh có tiêu điều không nhưng bây giờ nhìn tội nghiệp, nơi đây có thời bà đã nhờ nó mà kiếm thu nhập cho gia đình và thế hệ bà qua đi bao nhiêu thế hệ phụ nữ làng vẫn kiếm tiền nuôi gia đình nhờ cái chợ.  Nhìn khung cảnh chợ tôi mường tượng những bàn tay yếu ớt của các bà trong làng, những người quanh năm áo quần lam lũ đến chợ ban đêm ra về ban đêm buôn bán vội vài giờ ban đêm còn ngày thì quần quật lo việc nhà, nếu cái sạp họ ngồi xụp chỗ nào họ cùng nhau kiếm cái cây chống cho nên không có ai xây dựng làm cho cái chợ càng tiêu điều.  Có lẽ không có người nam làm việc buôn bán ở đây nên cái chợ không có người mạnh mẽ xây dựng làm cho khung cảnh chợ có hình ảnh phong độ như người quân tử ngày xưa và ngày nay.  Thương bà nội và thương cái chợ của bà nội ngày xưa.  Bà nội chỉ buôn bán khi bà còn trẻ sau đó các con làm việc phụng dưỡng mẹ nên đâu có ra chợ nữa, khi tôi bé nhỏ bà nội luôn được kính trọng gọi là “mệ”.  Khung cảnh trăm năm trước chắc nó ra sao thì giờ đây nó cũng vậy.  Cho nên phải đổi tên gọi là chợ Mệ hy vọng có ngày nó thay đổi được xây dựng đàng hoàng cho các bà mệ được nhờ.



Tuesday, September 24, 2013

Hoàng Mỹ Phương

Friday, September 20, 2013

Khi Hệ Nhiễm Bị Yếu


Khi Hệ Miễn Nhiễm Yếu

Lúc đầu thấy giữa hai mắt bị châm chích, bà Hai thầm nói “ Con mắt thứ ba bị đau”, rồi trên trán phiá trái bị đau châm chích như có kim đâm, và cái đau lan ra phía đầu bên trái, ấn thử vào trán  thấy đau đau.  Sau đó thấy xuất hiện vệt đỏ, ở nhà có kem bôi da khi bị nổi ngứa, bà Hai xức chút thuốc , không thấy hết mà thông thường thì bôi lên là hết.  Chắc kem hết hạn bà gọi điện thoại hẹn gặp bác sĩ gia đình.  Suốt tuần vẫn đi thông dịch, mà lúc này lại nhiều chỗ thông dịch hơn.  Sáng thứ năm tới bác sĩ sớm hơn giờ hẹn ngồi chờ, bás sĩ cũng rảnh nên được vô gặp bác sĩ sớm. 

Bác sĩ hỏi hôm nay ra sao?

Bà Hai trình bày bị mọc điểm đỏ trên trán, trước đó thấy đau như kim chích và lan ra đầu phía trái, ấn đầu thấy đau.  Chỉ nghĩ ra vườn đị đị ứng như mọi khi bôi chút thuốc thì hết nhưng bây giờ thì không hết mà đau thêm. 

Ông bác sĩ cầm kính lúp soi trên trán xong nói :

“Thuốc này không xức được để tôi cho thuốc khác xức và uống, nó sẽ có mụt nước mà tới cuối tuần không hết mà lan ra thêm thì phải đi tới emergency.

-     Thưa bác sĩ bệnh gì ?

Bà Hai đưa bác sĩ tờ giấy  mà bà ghi những gì cần nói cho bác sĩ vì bà sợ hay quên, ông viết 2 chữ shingles, erycipila và giải thích.

-     Bệnh là shingles mà cũng có thể erycipila do hệ miễn nhiễm bị yếu vì điều trị bằng thuốc để chữa bệnh thấp khớp.

Bác sĩ viết toa và dặn thêm

-     Uống thuốc này xức thuốc này mà nó sẽ phát ra mụt nước đó và đừng cho mụt nước này lan vô mắt, phải cẩn thận mà nhớ cuối tuần bị lan thêm là phải tới cấp cứu bệnh viện.

Bà Hai nhận toa cám ơn bác sĩ.  Ông bác sĩ cũng chào.  Bà Hai nhớ tháng trước có điều trị thấp khớp bằng rituxan và trước khi gặp bác sĩ chuyên khoa có tới hỏi ý kiến bác sĩ gia đình ý kiến bác sĩ nhiều người điều trị thì đỡ hơn.  Nhưng bây giờ tuỳ theo từng người, mỗi người mỗi khác bà Hai tự nhủ không biết có phải do phản ứng phụ của thuốc điều trị thấp khớp mà ra.  Bà lấy xe bus ra phố, ăn trưa và đổi xe tới Ontario Works trên núi.  Thông dịch cho một người xong cũng sớm.  Bà Hai đi vội ra xe bus về, cũng phải đổi hai chuyến xe cả giờ chờ đợi mới về gần nhà vô tiệm thuốc mua thuốc xong. Vô nhà liền bắt đầu theo lời dặn bác sĩ uống thuốc nằm nghĩ 5 phút thì ngồi dậy mở internet đọc tìm hiểu bệnh shingles rồi bệnh erysipila.  Hiểu được bệnh đáng sợ quá.

Shingles (Herpes Zoster) manifests as an outbreak of rash or blisters on the skin that is caused by the same virus that causes chickenpox — the varicella-zoster virus. Remnants of the chickenpox virus remain dormant in the spinal column until another condition such as stress or a weakened immune system prompts the virus to travel through the nerves and cause a Shingles outbreak. Catching the outbreak early and treating the virus as it shows up on the skin is vital to avoiding permanent scarring and nerve damage, known as post-herpetic neuralgia.

Càng ngày càng đau rát như bị phỏng và đọc xong tự so sánh triệu chứng thì nghĩ mình bị shingles, việt nam gọi là bệnh dời.  Chiều vẫn lo nấu nướng cho buổi tối.  Như lời bác sĩ nói càng ngày mụt nước càng phình từ từ lên càng đau rát hơn, sang ngày thứ sáu không bớt mà cứ lan ra giữa mũi mà chỉ phía bên trái.  Vẫn cứ uống thuốc đúng giờ.  Uống nhiều nước.

Bà Hai nhớ nằm mơ gặp cha bà ngay sáng thứ năm là ngày đi gặp bác sĩ.  Hai cha con đi tới chỗ nhiều người đông đúc vui vẻ và bà đi bằng xe đạp, rồi bà làm rớt một cái túi tung ra nhiều đồng tiền, bà Hai lượm lại tiền bỏ vô túi thì cha bà nói cho em Út.  Thức giấc bà Hai nghĩ năm nay em Út làm ăn gì cũng phát đạt đây.  Sáng nào bà cũng mở kinh phật và tĩnh tâm, sáng nay thêm thắc mắc khi nào ba tới thăm thì có nhắc gì đó.  Thôi thắp hương vui mừng gặp ba trong giấc mơ.  Chuyện gì cũng được gặp ba má là vui rồi.  Tới khi đi bác sĩ mới biết bệnh nguy hiểm.  Bình tĩnh uống thuốc, tới thứ sáu cũng dậy sớm tập thể dục tắm rửa cầu nguyện tĩnh tâm nghe kinh phật, vẫn làm việc nhà và suy nghĩ mình không thể đi ra ngoài thông dịch được.  Vậy là email để báo cho cơ quan thông dịch biết bị bệnh họ gọi người khác làm, trả bill, gọi điện thoại nói chuyện với bác sĩ Bé, bác sĩ Bé đang học làm việc trong một văn phòng bác sĩ nói mai sẽ về.  Thứ bảy  thì mụt nước lan xuống mũi và lan tới đâu thì đau rát tới đó mà không bớt, mắt trái xung quanh bị đau nhiều hơn, ấn vào đầu bên trái đau.  Nhớ lời bác sĩ gia đình dặn “ nếu không bớt mà đau hơn hay mấy cái mụt nước lan ra thì phải tới cấp cứu”.  Nói với ông chồng nghe thì ông nói :

-     Nếu cần thì chiều đi tới bệnh viện.

-     Chờ Bé về, Bé nói sẽ về sáng nay.

-     Vấy thì anh muốn ra sân chơi banh có đi theo ra nắng thì đội mũ trùm lại đi với anh.

-     Thôi anh đi một mình ra có gió càng khó chịu.

-     Vậy anh đi nghe.

Bà Hai gật đầu.  Con gái về mừng quá nói chuyện bị đau.  Cô xem thuốc bác sĩ cho và nói má cần anti virus medicine. 

-     Phải tới bệnh viện thôi.  Bếnh viện nào gần nhất?

-     Con ăn trưa rồi đi, má cũng cần ăn trưa luôn.

Bà Hai xếp thuốc đang xài vô giỏ, bỏ list thuốc và mấy card bác sĩ chuyên khoa để cho dể nhớ nếu người ta hỏi.  Tờ giấy ghi ngày nào xài thuốc gì vì khi nào gặp bác sĩ cũng phải khai hết lịch sử bệnh hoạn mà mấy cái này nhắc cho nhớ.

Bé ăn vội và nói:

-     Bé gọi điện thoại cho bệnh viện nào gần nhà nhất. 

-     Có bệnh viện J, má hay tới đó thông dịch và đi bộ chậm chỉ 20 phút, đi nhanh 10 phút. 

-     Vậy thì để ba cứ chơi banh đi, mình đi bộ vì đợi ba lái xe từ ngoải sân gôn về cả nửa giờ lâu lắm, má chắc đi bộ được hay đi xe bus hay taxi?

-     Tuần trước má có tới cấp cứu thông dịch nên biết chỗ tới. Thôi đi bộ đi trời nắng đẹp mà, chờ xe bus lâu hơn đi bộ. 

Hai mẹ con đi tới bệnh viện.  Không có nhiều người nên nhanh chóng nói chuyện với receptionist.  Y tá chỉ cho ngồi chờ vài phút thì gọi vô trong một phòng riêng,  Bác sĩ tới và trong vòng 2 giờ có 6 bác sĩ và họ nhanh chóng truyền thuốc vô mạch máu.  Thử máu, gởi đi khám mắt chụp hình phổi.  Y tá và mọi người vào phải mang mặt nạ bịt kín mít.  Họ chuyển qua phòng khác kế bên dán nhản đỏ ở ngoài airbone và có máy lọc không khí. 

Bé cười

-      Má thấy bác sĩ đông chưa bác sĩ cấp cứu bác sĩ nội khoa, bác sĩ truyền nhiễm bác sĩ mắt người nào cũng có thêm sinh viên thực tập đi kèm nên cả đám đông bác sĩ tới hỏi người nào cũng phải nói lại y như vậy cho họ nghe.

Ông chồng về nhà không thấy vợ gọi ngay cell phone của bà.  Bà nói

-     Đang ở trong cấp cứu bệnh viện J gần nhà với con gái, anh cứ ăn uống đi , đồ ăn có làm sẵn rồi chiều ghé. 

Hai ngày trong cấp cứu, Tới chiều chủ nhật họ chuyển rới khu F, ở thêm 2 ngày bác sĩ nói tới thứ ba bác sĩ cho về mà bác sĩ nói vậy rồi cũng không biết khi nào ra về được.  Trưa thứ ba không ai đưa thức ăn nữa.  Có cô y tá Michell vẫn chuyền thuốc theo đúng lời dặn bác sĩ.

Mấy ngày trong bệnh viện bà Hai vẫn đi tới đi lui và tập vận động hai bàn tay là móc chỉ len mấy cái khăn nhỏ.  Tới tối cô y tá Yang nói cô phải chích thuốc lõng máu cho bà nhưng khi cô nói cô thấy bà Hai vẫn vận đông không nằm một chỗ như những người khác thì cô nói cô nghĩ bà không cần thuốc này mà tại sao người ta cho chích, thôi cô sẽ không chích đâu.  Bà Hai đồng ý và nghĩ cô y tá tốt.

Thứ Ba sau khi ăn sáng thì lại có người tới dọn dẹp phòng.  Thì ra bệnh viện có nhân viên dọn dẹp chứ không phải một công ty dọn dẹp nào chuyên nghiệp.  Đi tới đi lui trong phòng thấy những góc trong phòng dơ và từng lớp đen đóng dày chắc cái khăn lau chưa bao giờ chạm tới.  Quan sát người lau dọn thì đúng vậy họ lau qua bề mặt phòng thôi chứ đâu có chùi dọn cẩn thận trong từng góc kẹt. Hai bác sĩ tới khám rồi đi mất, không có người đưa thức ăn trưa.  Bà hai uống nước trừ bữa.  Người lau dọn cứ vô ra dọn hất bao rác, có 1 cái nhỏ trong bao cũng lấy đi và ngó ngó chắc ông ta tự hỏi sao bà không đi về đi cho trống phòng. Tới khoảng 2 giờ khi y tá vào chuyền thuốc thì bà hỏi y tá:

-     Có lẽ bác sĩ nói ngày hôm nay về nhà cho nên không có lunch và chừng nào thì đi về được?

Cô y tá ngạc nhiên không có ai đưa đồ ăn trưa và cô nói để cô đi kiếm đồ ăn cho, rồi cô đi luôn tới chiều mới quay lại.  Cô đi hỏi bác sĩ và cô đi tìm hồ sơ của bà Hai để biết bác sĩ quyết định gì cho bà.  Tới tối khi sắp hết giờ làm việc cô y tá Michell mới nói là vì nhiều bác sĩ quá nên bác sĩ này đọc hồ sơ bác sĩ kia đọc hồ sơ rồi hồ sơ đi lanh quanh đâu đó mà cô không tìm ra.  Nhưng chờ cô kiếm bác sĩ quyết định và cho thuốc về nhà uống như thế nào rồi hãy vê.  Cô sắp hết giờ làm việc nên cô sẽ nói lại cho người y tá kế tiếp những gì cần làm cho bà.  Cô cũng xem trong người có nổi vết đỏ như phỏng, có một vết trên tay mới nổi cô nói chờ bác sĩ khám xem là gì rồi mới được về hay không. 

Nguyên cả ngày 2 bác sĩ vô khám xong chạy.  Bác sĩ thứ ba người ấn dẫn một đám sinh viên vô cùng với bác sĩ Nicole và đứng giảng bài cho học sinh.  Bà Hai nghĩ mình thành “đồ vật cho họ sử dụng làm bài dạy” mà không ai nói cho biết về nhà lúc nào và về nhà thì phải tiếp tục điều trị và chăm sóc ra sao cho khỏi bệnh.  Bà nói với Michell bà thấy embarras vì không ai nói cho biết hôm nay về nhà và không có lunch mà về nhà thì tự tiếp tục điều trị ra sao mà chỉ thấy bác sĩ vô xem rồi đi ra và bác sĩ dẫn ca đám sinh viên vô rồi nói chuyện giảng bài rồi đi ra.  Không biết bệnh viện làm việc ra sao.  Trước khi về y tá M đem cho bửa ăn tối và toa thuốc của bác sĩ, và có bác sĩ ghé là bác sĩ P M ghé tới phòng đưa tờ giấy viết tay hướng dẫn bệnh nhân, bác sĩ trẻ là con gái bé nhỏ xinh xinh.  Như vậy là khi nói chuyện với Michell bà Hai nói sao thì cô ghi nhận và giải quyết ổn thoả.  Thôi thì nhanh nhanh ra khỏi bệnh viện.  Cũng gần chín giờ phải mua thuốc về nhà tiếp tục uống.

 Về nhà nhìn trong gương thất trán mọc mụt mủ, bên cánh mũi dưới mắt cũng có mụt mũ nhỏ.  Vội vàn tắm gội sát trùng sạch mủ xức thuốc và nghĩ ngơi.  Hôm sau thấy mụt mủ lành.  Mừng quá nếu tiếp tục ở trong bệnh viện thì mụt mủ lây lan không biết ra sao.  Nhìn thấy quá mụt mủ trên trán trên mặt quá gớm, may quá về nhà chữa trị liền.  Mấy mụt phồng nước cũng khô phải thấm nước liên tục và cẩn thận không cho nước dính vào chỗ khác nhất là mắt. Bác sĩ Bé gọi điện thoại liên tục, mong cho má về nhà chứ ở trong bệnh viện mà bị lây bệnh khác thì nguy hiểm.  Bác sĩ Bé có kinh nghiệm với bệnh nhân yếu ớt già nua.

Hai tuần qua bà Hai cứ theo cách việt nam của má bà mà tiếp tục tự uống thuốc đều đúng liều.  Ăn chay, không thịt cá, ăn thực phẩm dể tiêu, uống nhiều nước nhưng không nhiều quá phòng hờ suy thận.  Gặp bác sĩ gia đình follow up.  Vận động hít thở vẫn từ tốn làm việc nhà, lau chùi dọn dẹp giữ vệ sinh nhà cửa.  Giữ tâm thanh tịnh cầu nguyện tạ ơn cha mẹ luôn bên cạnh chăm sóc mà khi cha mẹ đã qua đời vẫn đến trong giấc mơ mỗi khi có chuyện quan trọng xảy ra cho con.

Gần 3 tuần từ đầu tháng 8 tới ngày 28 tháng 8, vết thương trên mặt khô, có mấy cái sẹo ngứa.  Không biết cái gì sẽ xảy ra tiếp.  Virus vẫn hoạt động hay cơ thể đang hoạt động chống lại.   Không biết có cần tiếp tục uống thuốc? Muốn hỏi bác sĩ gia đình thì Bác sĩ gia đình đi nghĩ phép, không biết có phải tìm hỏi bác sĩ chuyên khoa.  Hay thận đang bị yếu cần loại bỏ các chất độc tích tụ cả tháng nay.  Uống nước trà chanh mật ong.  Uống thêm multivitamin, omega 3, vit D. Vết thương tróc ra thì xức nghệ trộn mật ong lại đở ngứa hơn là xức fucidin cream hay polysporin thì ngứa và đỏ nhiều hơn. Bị ngứa và nổi mụt nước nhỏ ngay giữa cổ, bên vai, ngứa châm chích nhiều nơi trong người.  Bị ngứa hay nổi mụt nước nhỏ xíu giống như bị dị ứng với thuốc.  Lông mày bên trái bị đau bên trong, ấn tay thì không đau nhưng cảm giác đau chạy bên dưới da, sâu bên trong. 

Vài ngày soi gương lại thấy vài mụn nước nhỏ ti trên lông mày trên mặt trên cổ ....rồi cứ chỗ nào cảm thấy châm chích là sau đó mọc mụt nước nhỏ xíu.  Không làm gì cả thì mụt nước tự nhiên lặn sau vài ngày.  Bà Hai thầm nghĩ như vậy cơ thể tự đề kháng chống lại virus.  Bà tự chăm sóc bằng cách mà má bà chăm sóc lúc đau ốm, uống nhiều nước lọc cơ thể, nhưng không uống quá nhiều hơn 2 lít.  Ăn chay cho nhẹ nhàng về tiêu hoá nhưng vẫn ăn trứng.  Vận động trời đẹp đi bộ, đội mũ che nắng và đi bộ, cà ngày ngồi đâu đứng đâu cũng vận động theo các bài thể dục thư dãn.  Làm việc nhà, dọn dẹp nấu nướng, làm vườn.  Chiều chiều sau bửa tối rủ ông chồng đi bộ ông nhìn bà:

-     Có khoẻ không mà đi ra, trời lạnh rồi và gió nữa.

-     Mình đi lên mall đi bộ vài vòng, quên hết chuyện đau ốm mệt mỏi, quên luôn bác sĩ, quên luôn con cái không gọi phone, chỉ có đi bộ vài vòng và ngủ một giấc bình an.  Ha Ha Ha.

Hơn tháng sau ngày vô bệnh viện, vẫn có những vệt nổi ngứa đỏ nhỏ, sau đó mọc mụt nước nhỏ xíu.  Mấy mụt này mọc lung tung trên trán gần mắt trái và khắp người.  Bà Hai theo dõi mà cho dù ngứa lắm vẫn không gãi.  Bà Hai theo dõi nó và tự nó lặn đi.  Như vậy cơ thể tự chống lại, bác sĩ Bé nói phải theo dõi để nó lan rộng phải đi bệnh viện cấp cứu như bác sĩ dặn.  Bà Hai vẫn tới gặp bác sĩ gia đình theo dõi.  Bà nói với ông chồng như vậy virus vẫn tìm cách ăn thịt mình, chưa ăn thịt mình thì nó cũng ăn mất mấy miếng nên cho ba cái sẹo trên mặt.

Bà tự nghĩ nhiều khi sống lo học hành lo làm việc nuôi con lớn rồi thì sống chết gì cũng được.  Mỗi ngày bà tụng kinh hay nghe kinh, cầu nguyện tạ ơn cha mẹ ông bà.  Bà nói với ông chồng:

-     Khi cuộc chiến đấu của cơ thể thua virus thì bình thản về với cha mẹ ông bà.


 September 20, 2013

Thursday, May 23, 2013

My Stories - Me


 

 Me

Làm mẹ, đó là cái nghề hay là một thiên chức, được làm mẹ cũng khó, để được trở thành bà mẹ đúng nghiã thật là mẹ càng khó hơn. Nhiều người không cho được làm mẹ là khó khăn, vì con nít sanh ra bị bỏ rơi lung tung khắp trái đất này. Nếu nói khó để được làm mẹ thì sẽ không có trẻ con bị ngừơi sanh ra nó rồi bỏ nó, khó để có được thì họ phải trân quý và gìn giữ báu vật mà mình có được. Những gì nói ở đây chỉ suy ra từ bản thân mình là người phụ nữ không dể dàng để có em bé. Khi em bé bắt đầu ở trong bụng mẹ nghe có bầu em bé là bà mẹ vui mừng, nhưng có bà mẹ bị nghe tiếng chê nhiều hơn tiếng khen tiếng mừng. Lời chưởi rủa phỉ báng người phụ nữ mang thai cũng nhiều, trong xã hội mà ra đường gặp bà mang bầu họ nói xui. Gặp đàn ông hay thanh niên trai trẻ họ nói ngày nay hên. Mà các bà cũng ít khi có bà tử tế với nhau. Các bà buôn bán cũng ghét gặp bà bầu mua mở hàng họ sẽ cho là xui. Thật tội nghiệp cho bà mẹ đang mang em bé trong bụng. Mẹ nặng nề khó khăn đi lại mà em bé thì vô tội. Đáng lẽ phải được chăm sóc nâng đỡ giúp nhau thì lại không biết tự đâu mà các bà lại ác cảm với bà bầu. Bà nào mang bầu mà không có chồng hay bị bỏ rơi vì mang bầu lại càng bị đối xử tệ. Tự mình vươn lên và tự lo cho mình cho con trong trường hợp này sẽ làm bà mẹ học từ bài học đắng cay mà khôn hơn, tinh thần vững chải hơn. Cũng có người vì thái độ này mà ghét em bé trong bụng mình rồi từ đó bỏ rơi em bé hay làm hại em bé, làm hại hoặc huỷ hoại mình. Khi sinh con cũng không phải dể dàng phải trải qua những cơn đau thắt bụng và cả người co rúm khổ sở mới sanh được em bé. Cả hai mẹ con an toàn sau khi sanh ra là chuyện thần diệu. Sau khi sanh khi cho con bú cũng đau, vừa đau khi tuyến sữa làm việc và tử cung co thắt khi tuyến sữa bắt đầu làm việc cho nên cơn đau bụng sau khi sanh em bé ra cũng không nhẹ. Như vậy phải chịu đau đớn nhiều mới có được em bé, em bé giống mẹ tức người mẹ có sự tái sinh của mình trong nhân gian, em bé giống cha tức phản ảnh gương mặt người yêu. Em bé là biểu tượng tình yêu thương hai người cho nên em bé thật quý báu, trải qua hơn chín tháng khó khăn mới có được em bé. Không có gì quý hơn cho mẹ khi có được em bé trong tay mình. Đó chỉ là mở đầu làm mẹ. Nuôi em bé cho lớn là một công trình dài, nuôi em bé nhỏ thành người con trưởng thành là chuổi ngày dài phấn đấu của mẹ cha, nếu em bé không có cha thì mẹ lại thương con gấp hai lần bù lại thiếu thốn tình cha của con. Sanh con thứ nhất rất khó, sanh đứa thứ hai sự lâm bồn có phần dể hơn vì trải qua thử thách sợ hãi đau đớn lần thứ nhất bà mẹ có kinh nghiệm chuẩn bị lần hai nhưng cũng sợ, vì chẳng bao giờ các kinh nghiệm này giống nhau y hệt. Nấu lần 1 có em trai thì lần sau có em gái là sự vui mừng vì có được con trai con gái đầy đủ. Sanh đứa thứ ba là bà mẹ yếu nhiều hơn, sau khi sanh có thể đi đứng run rẩy mấy ngày mới trở lại hết run. Cho nên bà mẹ nào có nhiều con thì là quá anh hùng.

Sanh em bé gái thì thương nhiều hơn nữa vì con gái sẽ nối tiếp làm mẹ như mình và chịu nhiều đau đớn trong tương lai khi trở lại làm mẹ. Trong xã hội mà nam giới có ưu thế hầu như khắp trái đất thì sanh ra con gái thì phải thương gấp đôi sanh con trai, tất cả cái khổ đổ lên con gái. Nhưng do giáo dục xã hội nhiều bà mẹ thương con trai nhiều hơn con gái của mình, quý con trai hơn con gái. Điều này nói lên sự thành công của các ông, các ông đã đặt ra luật lệ giáo điều thành văn và không thành văn trong xã hội dành đặt mọi quyền lợi ưu thế của đàn ông trên hết qua hằng vạn năm. Đàn bà vô thức luôn tuân thủ những điều này thành ra vô thức hể sanh con trai là quý. Không thương quý con gái của mình cũng chính là không thương quý chính mình. Có nhiều bà mẹ có lẽ sanh con xong mau quên cho nên cứ sanh hoài nhiều em bé. Mà nơi đây có khoa học tân tiến chích thuốc giảm đau nên kinh nghiệm đau đớn ít. Nhưng ở bắc Mỹ này các bà lại ít chịu sanh con cho dù nhờ thuốc men mà sanh con không đau đớn nhiều và nhiều sự giúp đỡ chăm sóc em bé. Bệnh viện dành cho các bà thật đẹp đầy đủ tiện nghi, nhân viên y tế bác sĩ được huấn luyện kỹ lưỡng, nhưng dù đầy đủ chăm sóc có nhiều bà không thích có em bé. Qua hằng vạn năm khốn khổ có lẽ cái khổ thân phận đàn bà ám ảnh trong vô thức làm các bà muốn tránh nên không có em bé là muốn thoát ra khỏi cái nạn thân phận này.

 Bà mẹ đơn thân thường phải cật lực gấp đôi nuôi con một mình, ở VN ngoài cha mẹ anh em ruột có lòng thương giúp đỡ thì bà mẹ đơn thân đỡ khổ nhưng nếu gia đình của bà là những người chuyên dùng lời nói hành hạ sỉ nhục bà mẹ dại khờ để cho lỡ làng thì cuộc đời cả hai mẹ con sẽ tràn ngập trong khốn khổ. Ở Canada may quá bà mẹ đơn thân có sự giúp đỡ của xã hội để nuôi con khôn lớn mà tránh khỏi tình trạng sỉ nhục của gia đình và bà con như ở VN. Có nhiều cơ quan tham gia giúp đỡ, như có nhà trợ cấp cho bà mẹ có cơ hội có được nơi cư trú độc lập. Em bé cũng được chăm sóc mọi mặt cho đến khi học xong có nghề nghiệp tự lực. Ở đây chỉ nói mặt tốt của sự giúp đỡ này cho bà mẹ có cơ hội vươn lên và con mình cũng vậy, không nói sự lạm dụng ưu điểm luật lệ xã hội của cá nhân.

Có người trải qua sanh đẻ và khó khăn trong khi lâm bồn thì hiểu và thương mẹ mình hơn. Có lẽ vì vậy mà con gái thương cha mẹ và thường chăm sóc cha mẹ già. Người phụ nữ trải qua kinh nghiệm sanh con nuôi con hiểu tấm lòng cha mẹ và người nào có cha mẹ chăm lo cho mình chu đáo từ nhỏ tới trưởng thành sẽ trân quý tình thương cha mẹ sẽ thấy sự may mắn của mình có được cha mẹ tốt ông bà tốt. Người có phước lớn mới có được truyền thống ông bà cha mẹ đầy đủ chăm lo con cháu. Kính trọng ông bà cha mẹ và có dịp trở lại chăm sóc thờ phượng ông bà cha mẹ tạ ơn sanh thành dưỡng dục là điều phước của con cháu có ông bà cha mẹ tốt.

Chuẩn bị cho nghề làm mẹ thì em bé gái phải trải qua học hỏi văn hoá từ nhỏ tới lớn có nghề nghiệp ngoài xã hội nuôi sống mình và gia đình mình. Muốn nuôi dạy con và có đời sống sung túc được nể trọng tạo điều kiện cho con mình có bảo đảm về mặt xã hội hay cho con noi gương mình mà vươn lên thì mẹ phải học hỏi làm việc đàng hoàng giữ gìn gia đình đàng hoàng. Sanh con đã khó mà nuôi con hướng dẫn con thành người tốt thì chính nhân cách của mình cũng phải tốt làm gương cho con, làm mẹ khó mọi mặt.

Một người phụ nữ khi còn bé là con gái nhỏ là em là chị là cháu trong gia đình. Khi lớn lên thêm chức là bạn là người yêu, sau khi lập gia đình là vợ rồi làm mẹ, lớn hơn nữa làm bà, sống lâu thì bà nội bà ngoại rồi bà cố. Phải học phải tu thân thật sự đạo đức từ khi bé tới lớn và tiếp tục mãi tới khi qua đời mới chu toàn bổn phận chức danh làm mẹ chu toàn.

Mother Day 2013
 Tạ Ơn Cha Mẹ

HMP