Khi Hệ
Miễn Nhiễm Yếu
Lúc đầu thấy giữa
hai mắt bị châm chích, bà Hai thầm nói “ Con mắt thứ ba bị đau”, rồi
trên trán phiá trái bị đau châm chích như có kim đâm, và cái đau lan ra
phía đầu bên trái, ấn thử vào trán
thấy đau đau. Sau đó thấy
xuất hiện vệt đỏ, ở nhà có kem bôi da khi bị nổi ngứa,
bà Hai xức chút thuốc , không thấy hết mà thông thường thì bôi lên là
hết. Chắc kem hết hạn bà gọi điện
thoại hẹn gặp bác sĩ gia đình. Suốt
tuần vẫn đi thông dịch, mà lúc này lại nhiều chỗ thông dịch hơn. Sáng thứ năm tới bác sĩ sớm hơn giờ
hẹn ngồi chờ, bás sĩ cũng rảnh nên được vô gặp bác sĩ sớm.
Bác sĩ hỏi hôm nay
ra sao?
Bà Hai trình bày bị
mọc điểm đỏ trên trán, trước đó thấy đau như kim chích và lan ra đầu
phía trái, ấn đầu thấy đau. Chỉ
nghĩ ra vườn đị đị ứng như mọi khi bôi chút thuốc thì hết nhưng bây
giờ thì không hết mà đau thêm.
Ông bác sĩ cầm kính
lúp soi trên trán xong nói :
“Thuốc này không xức
được để tôi cho thuốc khác xức và uống, nó sẽ có mụt nước mà tới
cuối tuần không hết mà lan ra thêm thì phải đi tới emergency.
- Thưa bác sĩ bệnh gì ?
Bà Hai đưa bác sĩ
tờ giấy mà bà ghi những gì cần
nói cho bác sĩ vì bà sợ hay quên, ông viết 2 chữ shingles, erycipila
và giải thích.
- Bệnh là shingles mà cũng có thể erycipila do hệ
miễn nhiễm bị yếu vì điều trị bằng thuốc để chữa bệnh thấp khớp.
Bác sĩ viết toa và
dặn thêm
- Uống thuốc này xức thuốc này mà nó sẽ phát ra
mụt nước đó và đừng cho mụt nước này lan vô mắt, phải cẩn thận mà
nhớ cuối tuần bị lan thêm là phải tới cấp cứu bệnh viện.
Bà Hai nhận toa cám
ơn bác sĩ. Ông bác sĩ cũng
chào. Bà Hai nhớ tháng trước có
điều trị thấp khớp bằng rituxan và trước khi gặp bác sĩ chuyên khoa
có tới hỏi ý kiến bác sĩ gia đình ý kiến bác sĩ nhiều người điều
trị thì đỡ hơn. Nhưng bây giờ tuỳ
theo từng người, mỗi người mỗi khác bà Hai tự nhủ không biết có
phải do phản ứng phụ của thuốc điều trị thấp khớp mà ra. Bà lấy xe bus ra phố, ăn trưa và đổi xe
tới Ontario Works trên núi. Thông
dịch cho một người xong cũng sớm.
Bà Hai đi vội ra xe bus về, cũng phải đổi hai chuyến xe cả giờ
chờ đợi mới về gần nhà vô tiệm thuốc mua thuốc xong. Vô nhà liền bắt
đầu theo lời dặn bác sĩ uống thuốc nằm nghĩ 5 phút thì ngồi dậy
mở internet đọc tìm hiểu bệnh shingles rồi bệnh erysipila. Hiểu được bệnh đáng sợ quá.
Shingles
(Herpes Zoster) manifests as an outbreak of rash or blisters on the skin that
is caused by the same virus that causes chickenpox — the varicella-zoster
virus. Remnants of the chickenpox virus remain dormant in the spinal column
until another condition such as stress or a weakened immune system prompts the
virus to travel through the nerves and cause a Shingles outbreak. Catching the
outbreak early and treating the virus as it shows up on the skin is vital to
avoiding permanent scarring and nerve damage, known as post-herpetic neuralgia.
Càng ngày càng đau
rát như bị phỏng và đọc xong tự so sánh triệu chứng thì nghĩ mình
bị shingles, việt nam gọi là bệnh dời.
Chiều vẫn lo nấu nướng cho buổi tối. Như lời bác sĩ nói càng ngày mụt nước
càng phình từ từ lên càng đau rát hơn, sang ngày thứ sáu không bớt
mà cứ lan ra giữa mũi mà chỉ phía bên trái. Vẫn cứ uống thuốc đúng giờ. Uống nhiều nước.
Bà Hai nhớ nằm mơ
gặp cha bà ngay sáng thứ năm là ngày đi gặp bác sĩ. Hai cha con đi tới chỗ nhiều người đông
đúc vui vẻ và bà đi bằng xe đạp, rồi bà làm rớt một cái túi tung
ra nhiều đồng tiền, bà Hai lượm lại tiền bỏ vô túi thì cha bà nói
cho em Út. Thức giấc bà Hai nghĩ
năm nay em Út làm ăn gì cũng phát đạt đây. Sáng nào bà cũng mở kinh phật và tĩnh
tâm, sáng nay thêm thắc mắc khi nào ba tới thăm thì có nhắc gì
đó. Thôi thắp hương vui mừng gặp ba
trong giấc mơ. Chuyện gì cũng được
gặp ba má là vui rồi. Tới khi đi
bác sĩ mới biết bệnh nguy hiểm. Bình
tĩnh uống thuốc, tới thứ sáu cũng dậy sớm tập thể dục tắm rửa cầu
nguyện tĩnh tâm nghe kinh phật, vẫn làm việc nhà và suy nghĩ mình
không thể đi ra ngoài thông dịch được.
Vậy là email để báo cho cơ quan thông dịch biết bị bệnh họ gọi
người khác làm, trả bill, gọi điện thoại nói chuyện với bác sĩ Bé,
bác sĩ Bé đang học làm việc trong một văn phòng bác sĩ nói mai sẽ
về. Thứ bảy thì mụt nước lan xuống mũi và lan tới
đâu thì đau rát tới đó mà không bớt, mắt trái xung quanh bị đau nhiều
hơn, ấn vào đầu bên trái đau. Nhớ
lời bác sĩ gia đình dặn “ nếu không bớt mà đau hơn hay mấy cái mụt
nước lan ra thì phải tới cấp cứu”.
Nói với ông chồng nghe thì ông nói :
- Nếu cần thì chiều đi tới bệnh viện.
- Chờ Bé về, Bé nói sẽ về sáng nay.
- Vấy thì anh muốn ra sân chơi banh có đi theo ra nắng
thì đội mũ trùm lại đi với anh.
- Thôi anh đi một mình ra có gió càng khó chịu.
- Vậy anh đi nghe.
Bà Hai gật đầu. Con gái về mừng quá nói chuyện bị
đau. Cô xem thuốc bác sĩ cho và nói
má cần anti virus medicine.
- Phải tới bệnh viện thôi. Bếnh viện nào gần nhất?
- Con ăn trưa rồi đi, má cũng cần ăn trưa luôn.
Bà Hai xếp thuốc
đang xài vô giỏ, bỏ list thuốc và mấy card bác sĩ chuyên khoa để cho
dể nhớ nếu người ta hỏi. Tờ giấy
ghi ngày nào xài thuốc gì vì khi nào gặp bác sĩ cũng phải khai hết
lịch sử bệnh hoạn mà mấy cái này nhắc cho nhớ.
Bé ăn vội và nói:
- Bé gọi điện thoại cho bệnh viện nào gần nhà
nhất.
- Có bệnh viện J, má hay tới đó thông dịch và đi
bộ chậm chỉ 20 phút, đi nhanh 10 phút.
- Vậy thì để ba cứ chơi banh đi, mình đi bộ vì đợi
ba lái xe từ ngoải sân gôn về cả nửa giờ lâu lắm, má chắc đi bộ
được hay đi xe bus hay taxi?
- Tuần trước má có tới cấp cứu thông dịch nên biết
chỗ tới. Thôi đi bộ đi trời nắng đẹp mà, chờ xe bus lâu hơn đi bộ.
Hai mẹ con đi tới
bệnh viện. Không có nhiều người nên
nhanh chóng nói chuyện với receptionist.
Y tá chỉ cho ngồi chờ vài phút thì gọi vô trong một phòng riêng, Bác sĩ tới và trong vòng 2 giờ có 6
bác sĩ và họ nhanh chóng truyền thuốc vô mạch máu. Thử máu, gởi đi khám mắt chụp hình
phổi. Y tá và mọi người vào phải
mang mặt nạ bịt kín mít. Họ
chuyển qua phòng khác kế bên dán nhản đỏ ở ngoài airbone
và có máy lọc không khí.
Bé cười
- Má thấy bác sĩ
đông chưa bác sĩ cấp cứu bác sĩ nội khoa, bác sĩ truyền nhiễm bác
sĩ mắt người nào cũng có thêm sinh viên thực tập đi kèm nên cả đám
đông bác sĩ tới hỏi người nào cũng phải nói lại y như vậy cho họ
nghe.
Ông chồng về nhà
không thấy vợ gọi ngay cell phone của bà.
Bà nói
- Đang ở trong cấp cứu bệnh viện J gần nhà với con
gái, anh cứ ăn uống đi , đồ ăn có làm sẵn rồi chiều ghé.
Hai ngày trong cấp
cứu, Tới chiều chủ nhật họ chuyển rới khu F, ở thêm 2 ngày bác sĩ
nói tới thứ ba bác sĩ cho về mà bác sĩ nói vậy rồi cũng không
biết khi nào ra về được. Trưa thứ
ba không ai đưa thức ăn nữa. Có cô y
tá Michell vẫn chuyền thuốc theo đúng lời dặn bác sĩ.
Mấy ngày trong bệnh
viện bà Hai vẫn đi tới đi lui và tập vận động hai bàn tay là móc
chỉ len mấy cái khăn nhỏ. Tới tối
cô y tá Yang nói cô phải chích thuốc lõng máu cho bà nhưng khi cô nói
cô thấy bà Hai vẫn vận đông không nằm một chỗ như những người khác
thì cô nói cô nghĩ bà không cần thuốc này mà tại sao người ta cho
chích, thôi cô sẽ không chích đâu.
Bà Hai đồng ý và nghĩ cô y tá tốt.
Thứ Ba sau khi ăn
sáng thì lại có người tới dọn dẹp phòng. Thì ra bệnh viện có nhân viên dọn dẹp
chứ không phải một công ty dọn dẹp nào chuyên nghiệp. Đi tới đi lui trong phòng thấy những góc
trong phòng dơ và từng lớp đen đóng dày chắc cái khăn lau chưa bao giờ
chạm tới. Quan sát người lau dọn
thì đúng vậy họ lau qua bề mặt phòng thôi chứ đâu có chùi dọn cẩn
thận trong từng góc kẹt. Hai bác sĩ tới khám rồi đi mất, không có
người đưa thức ăn trưa. Bà hai uống
nước trừ bữa. Người lau dọn cứ vô
ra dọn hất bao rác, có 1 cái nhỏ trong bao cũng lấy đi và ngó ngó
chắc ông ta tự hỏi sao bà không đi về đi cho trống phòng. Tới khoảng 2
giờ khi y tá vào chuyền thuốc thì bà hỏi y tá:
- Có lẽ bác sĩ nói ngày hôm nay về nhà cho nên
không có lunch và chừng nào thì đi về được?
Cô y tá ngạc nhiên
không có ai đưa đồ ăn trưa và cô nói để cô đi kiếm đồ ăn cho, rồi cô đi luôn tới chiều mới
quay lại. Cô đi hỏi bác sĩ và cô đi
tìm hồ sơ của bà Hai để biết bác sĩ quyết định gì cho bà. Tới tối khi sắp hết giờ làm việc cô y
tá Michell mới nói là vì nhiều bác sĩ quá nên bác sĩ này đọc hồ
sơ bác sĩ kia đọc hồ sơ rồi hồ sơ đi lanh quanh đâu đó mà cô không tìm
ra. Nhưng chờ cô kiếm bác sĩ quyết
định và cho thuốc về nhà uống như thế nào rồi hãy vê. Cô sắp hết giờ làm việc nên cô sẽ nói
lại cho người y tá kế tiếp những gì cần làm cho bà. Cô cũng xem trong người có nổi vết đỏ
như phỏng, có một vết trên tay mới nổi cô nói chờ bác sĩ khám xem
là gì rồi mới được về hay không.
Nguyên cả ngày 2 bác
sĩ vô khám xong chạy. Bác sĩ thứ
ba người ấn dẫn một đám sinh viên vô cùng với bác sĩ Nicole và đứng
giảng bài cho học sinh. Bà Hai nghĩ
mình thành “đồ vật cho họ sử dụng làm bài dạy” mà không ai nói cho
biết về nhà lúc nào và về nhà thì phải tiếp tục điều trị và chăm
sóc ra sao cho khỏi bệnh. Bà nói
với Michell bà thấy embarras vì không ai nói cho biết hôm nay về nhà
và không có lunch mà về nhà thì tự tiếp tục điều trị ra sao mà chỉ
thấy bác sĩ vô xem rồi đi ra và bác sĩ dẫn ca đám sinh viên vô rồi
nói chuyện giảng bài rồi đi ra. Không
biết bệnh viện làm việc ra sao. Trước
khi về y tá M đem cho bửa ăn tối và toa thuốc của bác sĩ, và có bác
sĩ ghé là bác sĩ P M ghé tới phòng đưa tờ giấy viết tay hướng dẫn
bệnh nhân, bác sĩ trẻ là con gái bé nhỏ xinh xinh. Như vậy là khi nói chuyện với Michell
bà Hai nói sao thì cô ghi nhận và giải quyết ổn thoả. Thôi thì nhanh nhanh ra khỏi bệnh
viện. Cũng gần chín giờ phải mua
thuốc về nhà tiếp tục uống.
Về nhà nhìn trong gương thất trán mọc
mụt mủ, bên cánh mũi dưới mắt cũng có mụt mũ nhỏ. Vội vàn tắm gội sát trùng sạch mủ xức
thuốc và nghĩ ngơi. Hôm sau thấy mụt
mủ lành. Mừng quá nếu tiếp tục ở
trong bệnh viện thì mụt mủ lây lan không biết ra sao. Nhìn thấy quá mụt mủ trên trán trên
mặt quá gớm, may quá về nhà chữa trị liền. Mấy mụt phồng nước cũng khô phải thấm
nước liên tục và cẩn thận không cho nước dính vào chỗ khác nhất là
mắt. Bác sĩ Bé gọi điện thoại liên tục, mong cho má về nhà chứ ở
trong bệnh viện mà bị lây bệnh khác thì nguy hiểm. Bác sĩ Bé có kinh nghiệm với bệnh nhân
yếu ớt già nua.
Hai tuần qua bà
Hai cứ theo cách việt nam của má bà mà tiếp tục tự uống thuốc đều
đúng liều. Ăn chay, không thịt cá,
ăn thực phẩm dể tiêu, uống nhiều nước nhưng không nhiều quá phòng hờ
suy thận. Gặp bác sĩ gia đình
follow up. Vận động hít thở vẫn từ
tốn làm việc nhà, lau chùi dọn dẹp giữ vệ sinh nhà cửa. Giữ tâm thanh tịnh cầu nguyện tạ ơn cha
mẹ luôn bên cạnh chăm sóc mà khi cha mẹ đã qua đời vẫn đến trong giấc
mơ mỗi khi có chuyện quan trọng xảy ra cho con.
Gần 3 tuần từ đầu
tháng 8 tới ngày 28 tháng 8, vết thương trên mặt khô, có mấy cái sẹo
ngứa. Không biết cái gì sẽ xảy ra
tiếp. Virus vẫn hoạt động hay cơ
thể đang hoạt động chống lại.
Không biết có cần tiếp tục uống thuốc? Muốn hỏi bác sĩ gia
đình thì Bác sĩ gia đình đi nghĩ phép, không biết có phải tìm hỏi
bác sĩ chuyên khoa. Hay thận đang bị
yếu cần loại bỏ các chất độc tích tụ cả tháng nay. Uống nước trà chanh mật ong. Uống thêm multivitamin, omega 3, vit D. Vết
thương tróc ra thì
xức nghệ trộn mật ong lại đở ngứa hơn là xức
fucidin cream hay polysporin thì ngứa và đỏ nhiều hơn. Bị ngứa và nổi
mụt nước nhỏ ngay giữa cổ, bên vai, ngứa châm chích nhiều nơi trong
người. Bị ngứa hay nổi mụt nước
nhỏ xíu giống như bị dị ứng với thuốc.
Lông mày bên trái bị đau bên trong, ấn tay thì không đau nhưng cảm
giác đau chạy bên dưới da, sâu bên trong.
Vài ngày soi gương
lại thấy vài mụn nước nhỏ ti trên lông mày trên mặt trên cổ ....rồi
cứ chỗ nào cảm thấy châm chích là sau đó mọc mụt nước nhỏ
xíu. Không làm gì cả thì mụt nước
tự nhiên lặn sau vài ngày. Bà Hai
thầm nghĩ như vậy cơ thể tự đề kháng chống lại virus. Bà tự chăm sóc bằng cách mà má bà
chăm sóc lúc đau ốm, uống nhiều nước lọc cơ thể, nhưng không uống quá
nhiều hơn 2 lít. Ăn chay cho nhẹ
nhàng về tiêu hoá nhưng vẫn ăn trứng.
Vận động trời đẹp đi bộ, đội mũ che nắng và đi bộ, cà ngày
ngồi đâu đứng đâu cũng vận động theo các bài thể dục thư dãn. Làm việc nhà, dọn dẹp nấu nướng, làm
vườn. Chiều chiều sau bửa tối rủ
ông chồng đi bộ ông nhìn bà:
- Có khoẻ không mà đi ra, trời lạnh rồi và gió
nữa.
- Mình đi lên mall đi bộ vài vòng, quên hết chuyện
đau ốm mệt mỏi, quên luôn bác sĩ, quên luôn con cái không gọi phone, chỉ
có đi bộ vài vòng và ngủ một giấc bình an. Ha Ha Ha.
Hơn tháng sau ngày vô
bệnh viện, vẫn có những vệt nổi ngứa đỏ nhỏ, sau đó mọc mụt nước
nhỏ xíu. Mấy mụt này mọc lung tung
trên trán gần mắt trái và khắp người.
Bà Hai theo dõi mà cho dù ngứa lắm vẫn không gãi. Bà Hai theo dõi nó và tự nó lặn
đi. Như vậy cơ thể tự chống lại,
bác sĩ Bé nói phải theo dõi để nó lan rộng phải đi bệnh viện cấp
cứu như bác sĩ dặn. Bà Hai vẫn tới
gặp bác sĩ gia đình theo dõi. Bà nói
với ông chồng như vậy virus vẫn tìm cách ăn thịt mình, chưa ăn thịt
mình thì nó cũng ăn mất mấy miếng nên cho ba cái sẹo trên mặt.
Bà tự nghĩ nhiều
khi sống lo học hành lo làm việc nuôi con lớn rồi thì sống chết gì
cũng được. Mỗi ngày bà tụng kinh
hay nghe kinh, cầu nguyện tạ ơn cha mẹ ông bà. Bà nói với ông chồng:
- Khi cuộc chiến đấu của cơ thể thua virus thì bình
thản về với cha mẹ ông bà.
September 20, 2013