Friday, September 26, 2014

Muà Thu Bắt Đầu


Muà Thu Bắt đầu

Ngày 23 tháng chín chuyển muà từ mùa hạ nóng sang thu, năm nay trời muà hè không nóng lắm cho nên sang thu thì gió nhiều mà trời không lạnh lắm trong mấy ngày chuyển mùa.  Buổi sáng nhìn qua cửa sỗ thì có sương mù sau đó thì nắng vàng rực rỡ.  Đi bộ trong nắng gió cũng hay.  Khi nào ra đường nhìn sương mù, trời mát lạnh nhẹ nhàng lại nhớ Đà Lạt năm xưa.  Khi còn nhỏ ở Đàlạt, những năm thuộc thập niên 60 thành phố không nhỏ vắng đèo heo như thị xã Gia Nghĩa, hay Buôn mê thuộc.  Đi dọc con đường Võ Tánh lúc đó còn đồi thông, đồi cù cỏ xanh lúc nào cũng đẹp và tự do dạo chơi.  Nhiều con đường có nhiều biệt thự thật đẹp, cách nhau bằng những hàng cây thông hay hoa lá cũng thật đẹp.  Đi quanh hồ Xuân Hương cũng thanh vắng.  Vào vườn hoa cũng yên tĩnh ngắm hoa.  Đàlạt thật bình an và tây phương so với các nơi khác.  Nhiều trường tư thục công giáo cũng xây dựng cho Đàlạt nền giáo dục tốt mà các cha mẹ từ nhiều nơi gởi con về Đàlạt học.  Càng ngày Đàlạt càng thay đổi, khí hậu nóng hơn, cây thông trong thành phố trở nên hiếm, nhà cửa đông đúc chen chúc, cuộc sống Đà Lạt cũng căng thẳng theo nhịp sống của các thành phố khác khi đổi đời.  Cuộc sống thành phố không còn cảm giác thanh bình êm ả như xưa nữa.  Mình cũng đổi đời khi di cư ra khỏi Đà Lạt năm 91 đến Hamilton bên ngũ đại hồ.  Đến nơi mới có khung cảnh đồi núi cây cối nhà cửa và thành phố bên cạnh hồ, sự bình an yên tĩnh giống Đà lạt năm xưa khi còn nhỏ.  Khác là bên này 4 muà và muà đông dài.  Mỗi khi mùa xuân về lại nhớ Đàlạt khí hậu muà xuân quanh năm.  Năm 2008 khi đi thăm Paris thì lại nhớ Đà lạt, Đà lạt có bóng dáng của Paris, thanh bình lịch sự, đi mua bánh mì baguette lại nhớ bánh mì Vỉnh Chấn Đàlạt.  Năm 2010 lại có dịp về thăm ĐàLạt mấy ngày.  Đàlạt nóng bức, phố xá đông vui hơn xưa và đi quanh thành phố không còn cảm giác êm ả.  Bụi nhiều quá, nóng quá, ồn ào quá rồi.  Nhưng rồi vẫn luôn thương nhớ thành phố Đà lạt và cũng tạ ơn ba má mình đã chọn thành phố Đà Lạt nuôi dạy con giáo dục con sau khi đã cùng nhau sống qua thời gian ngắn ở các nơi khác.  Sau khi kết hôn ở Đà lạt hai người đã cất nhà ở làng truồi, qua Buôn mê thuộc, tới Quảng Đức lập nghiệp rồi cuối cùng chỉ chọn Đàlạt sinh sống.  Đàlạt bây giờ là quê hương xa là kỷ niệm của cả gia đình.  Tuổi tác càng cao thì chỉ có đi tới, càng đi tới thì càng xa rời nơi chốn ban đầu.  Nhưng tình thương đối với nơi chốn ban đầu sẽ đẹp mãi sống động mãi. 
Đó là kỷ niệm đẹp của người xa Đà lạt. 
HMP
Sept 2014
 

Tuesday, September 2, 2014

Chính và Phụ


Đàn bà con gái là Phụ Nữ.

Phụ là không chính, nữ chỉ cho giới tính của con gái đàn bà.  Vì là phụ nữ cho nên luôn phải nhớ làm thân con gái đàn bà chỉ là vật phụ thuộc mà thôi đó nhé.

Từ nhỏ tới lớn khi đi học trong trường con gái Việt Nam được dạy chữ đồng thời dạy cách sống vâng lời.  Phải có đủ công dung ngôn hạnh,  rất nhiều giải thích cặn kẽ về tứ đức này cho con gái rèn luyện.  Thêm nhiều đức tính nữa gói trong những bài học giảng văn và công dân giáo dục, những bài viết trích từ các cuốn sách được viết để dạy về tiêu chuẩn đạo đức cho mọi người tuân theo đó mà sống.  Có bài học nói gọn cho dễ học nằm lòng như câu châm ngôn: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.  Đây là các tiêu chuẩn mà bên Trung Hoa đã đặt ra cho phụ nữ nghe theo.  Không biết từ bao lâu cũng đã được áp dụng vào là tiêu chuẩn đạo đức cho phụ nữ Việt.  Khi còn nhỏ ở nhà phải vâng lời cha là người chủ người nam lớn nhất và “the most power man” trong gia đình.  Khi lập gia đình phải vâng lời chồng, người phái nam của mình.  Sau khi lấy chồng có vài đứa con trai gái mà nếu chồng chết thì phải vâng lời con trai.  Đối ngược với phụ là chính như vậy người nam luôn là chính và con gái đàn bà chỉ là phụ thuộc.  Theo tính cách đạo đức tam tòng thế này thì người phụ nữ được dạy suốt đời lệ thuộc vào người chính nam này. 

Đó là trong gia đình, còn ngoài xã hội người chính nam luôn được ưu tiên ra tiếp xúc với xã hội.  Từ thời các bà nội bà ngoại của mình, các bà không được đi học là khi nhỏ không được bắt đầu chuẩn bị tiếp xúc xã hội như chính nam mà học trong nhà là chỉ quanh quẩn bên các bà mẹ học làm việc chăm sóc tất cả từ trong ra ngoài nhà. Các nam nhân được học chữ học nghề, học đọc nhiều sách, học càng cao càng được khuyến khích.  Ngược lại đối với nữ nhân, chỉ một số hiếm hoi các bà các cô thời trước được cho cắp sách tới trường học.  Đa số nữ nhân học trực tiếp từ đời sống, trường đời là các trường học dành cho các bà.  Nhưng dù không đọc được sách vẫn phải sống cho đúng chuẩn mực đạo đức mà các chính nam viết ra sách từ lâu lâu lắm.  Nếu vì lý đo gì mà sống khác đi là bị cho là người phụ nữ xấu và bị trừng phạt nặng nề với các hình phạt từ dư luận từ tinh thần tới thể chất kéo dài cả đời. Nhiều khi chính các phụ nữ trừng trị phụ nữ khốc liệt mà không nhận ra là làm vậy với người con gái đàn bà khác cũng chính là mình đang làm cho mình đó.  Phụ nữ là phụ trong nhiều mặt đối với chính nam nhưng cùng học và dạy nhau sống cho đúng luật đạo đức thì người nữ là chính, và thực hiện cách sống này thì phụ nữ trở thành chính nữ.   Đó là cái hay của luật lệ của nam giới bày ra.  Tuỳ theo sự thay đổi của xã hội bây giờ có nhiều đàn bà con gái phải và được đào tạo từ bé như các con trai đàn ông.  Nhất là Bắc mỹ thì bắt buộc giáo dục phổ thông phổ cập cho hết cả thanh nam thanh nữ.  Đàn bà con gái vẫn còn được gọi là phụ nữ nhưng người ta cũng nói “lady first”.  Phụ nữ là số một ở xứ này, nhưng “manpower” cho nên sinh ra và sống bên này đàn bà con gái thành siêu phụ cho chính nam đó nhé.  Suy ngẫm cẩn thận “số 1 đàn bà, số 2 con nít, số 3 chó mèo, số 4 cỏ cây hoa lá”, thì “manpower” là hiện tại thực tế bao trùm trên tất cả.  Thử nghe như vầy “phụ nam” chẳng thuận tai chút nào nhưng khi nói đàn bà con gái là “phụ nữ” thì hợp phải không.  Ai phụ ai chính là chuyện vui thôi có khi thực tế chẳng phụ mà cũng chẳng chính, hay là chính và phụ hài hoà hợp làm một để rồi mỗi ngày bình an vui vẻ đủ sống thoải mái là tiên trên đời.
HMP